Thông thường, những rắc rối trong tài chính không nằm ở việc chúng ta có bao nhiêu tiền, mà nằm ở cách ta sử dụng nó ra sao. Sau đây là một số nguyên tắc tài chính đơn giản giúp bạn có thể thoải mái hơn chi tiêu, sử dụng tiefn hiệu quả hơn.
Giá trị của món đồ nằm chất lượng
Đôi khi vì quá tiết kiệm nên bạn cũng sẽ gặp nhiều rắc rối. Bạn thường tìm cách tiết kiệm tối đa những thứ cơ bản mà quên mất rằng bạn vẫn sử dụng nó hàng ngày. Điều này khiến bạn có những suy nghĩ sai lầm khi cố mua một sản phẩm với mức thật rẻ nhưng không quan tâm đến giá trị của chúng. Với những sản phẩm có mức giá rẻ, thông thường hạn mức sử dụng của nó rất thấp, điều này khiến bạn mất nhiều chi phí vào việc sửa chữa hoặc mua sản phẩm mới thay thế.
Tất nhiên, bạn cũng nên phụ thuộc vào số tiền bạn đang có và hạn mức chi tiêu trong khoản ấy. Song, có những lúc bạn nên đặt giá trị thực của sản phẩm (nằm ở chất lượng, tín hữu dụng) là ưu tiên đầu tiên để có thể sử dụng lâu dài chứ không phải nằm ở số tiền bạn bỏ ra.
Đặt giới hạn chi tiêu mỗi ngày
Đây là một trong những quy tắc quan trọng nhất để có thể quản lý ngân sách hiệu quả. Tuy nghe đơn giản, nhưng để thực hiện lại rất khó. Sau mỗi lần lên kế hoạch chi tiêu lớn, bạn hãy cố gắng giới hạn số tiền bạn được phép chi tiêu mỗi ngày. Điều này giúp bạn ngừng việc lãng phí tiền bạc và tránh việc bạn vào một cửa hàng hoặc siêu thị chỉ để mua một hộp cơm nhưng lại mang về một tá thứ linh tinh.
Hãy cố gắng kiểm soát tài chính của mình trong mỗi lần chi tiêu, có một số những trường hợp buộc sử dụng ngoài ý muốn như đi uống nước với bạn bè, tiền mừng sinh nhật, tiệc tùng…
Đáp ứng nhu cầu, không phải mong muốn
Bạn chỉ nên mua những thứ mình thực sự cần thiết, không nên mua theo những mong muốn, sở thích trong chốc lát. Những thứ cần thiết sẽ mang lại nhiều lợi ích để tiết kiệm, phát triển bản thân… Nhìn chung, mọi người đa số không thường xuyên có nhiều nhu cầu. Hãy cố gắng hài lòng với những nhu cầu của mình và cho đó là đủ cũng đủ để bạn giải quyết vấn đề rồi.
Bên cạnh đó, chúng ta lại có quá nhiều mong muốn và có xu hướng “bất chấp” để đạt được thứ mong muốn. Tuy nhiên, đó chỉ là nhất thời, rất ít một trong số đó mang đến lợi ích thực sự cho mình. Vì thế, mỗi khi đứng trước quyết định mua đồ, bạn nên suy nghĩ rằng liệu mình có thực sự cần nó hay không và nó mang đến lợi ích gì cho mình?
Trao đổi đồ cũ
Việc trao đổi những món đồ cũ đang dần trở thành xu hướng hiện nay. Tất cả mỗi cá nhân chúng ta có rất nhiều món đồ vẫn còn tốt nhưng vẫn thường rất ít hoặc không dùng đến, nhưng người khác lại rất cần.
Bạn nên thường xuyên tham gia trao đổi những món như quần áo, đồ chơi, sách… Với bạn bè hoặc những người không quen trên các diễn đàn trao đổi uy tín. Hoặc bạn cũng có thể bán chúng với họ với một mức giá hợp lý cho giá trị sử dụng của chúng. Điều này mang lại nhiều lợi ích trong tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
Cắt giảm chi phí lớn nhất
Nếu bạn thường xuyên theo dõi những chi phí của mình, bạn sẽ phát hiện ra được nhiều thứ mình cần cải thiện, khắc phục. Có thể bạn đánh giá thấp khoản chi phí cho tiền ăn vặt mỗi tháng của mình, tuy nhiên khi theo dõi thường xuyên, bạn sẽ bất ngờ vì đây có thể là khoản chi phí lớn nhất mà bạn tiêu. Hoặc những khi vừa có lương thưởng về, bạn lại tự thưởng cho mình những dịp dạo vòng siêu thị mỗi khi rảnh rỗi không có kế hoạch và mang về rất nhiều thứ vô dụng.
Chia sẻ chi phí
Việc chia sẻ những khoản chi phí thông thường có thể giúp bạn tiết kiệm chi tiêu hơn rất nhiều. Bạn có thể đề nghị đi cùng xe của bạn hoặc bạn bè để đến công ty và chia đều tiền xăng hoặc mỗi khi xe có vấn đề với họ. Bạn cũng có thể áp dụng cách này trong việc nấu bữa trưa mang đến công ty vẫn rất hiệu quả. Ngoài ra, luôn có nhiều chương trình giảm giá giúp bạn có thể tiết kiệm tốt, hãy mời bạn bè cùng tham gia mua hàng với số lượng lớn để có được giá mua hoặc đặt hàng lợi hơn, hoặc chia nhau tiền phí vận chuyển….
Tổng kết chi tiêu mỗi ngày
Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến tình hình tài chính mỗi ngày của chúng ta. Vì thế, bạn nên tạo một thói quen tính toán số tiền bạn có thể kiếm được mỗi ngày và số tiền bạn chi tiêu mỗi ngày như thế nào. Từ đây bạn có thể biết mình có bị “lậm” ngân sách hay không và điều chỉnh, thắt chặt tiết kiệm hơn vào những ngày tới.