Mẹ và Con - Có nhiều dấu hiệu để nhận biết bạn đang bị thao túng tâm lý. Liệu bạn đã biết hết những dấu hiệu này? Cùng tìm hiểu bạn nhé!

Hành vi thao túng tâm lý có thể gây nên ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của nạn nhân. Liệu bạn có đang bị người khác thao túng tâm lý và nếu có thì phải làm gì để có thể vượt qua?

Thao túng tâm lý là gì?

Hành vi thao túng tâm lý được định nghĩa là lạm dụng tâm lý của người khác, bóp méo tinh thần, bạo hành cảm xúc của họ để gây ảnh hưởng đến cuộc sống của nạn nhân theo cách mong muốn. Thao túng tâm lý có thể nhằm mục đích kiểm soát nạn nhân, muốn gây hại cho nạn nhân, chiếm lấy lợi ích của nạn nhân hoặc để nạn nhân phải tuân theo ý mình.

Hành vi thao túng tâm lý bị lên án bởi nhiều người đã thực hiện thao túng tâm lý độc hại, chỉ vì lợi ích của một bên chứ không mang mục đích xây dựng lành mạnh. Điều này đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng quyền lực, nạn nhân bị lợi dụng để phục vụ nhu cầu, mục đích của người khác.

thao túng tâm lý
Thao túng tâm lý là gì ?

11 dấu hiệu hành vi thao túng tâm lý và cảm xúc người khác

Bóp méo sự thật

Đây là hành vi thao túng tâm lý thường gặp nhất khi người thao túng chỉ cần giả vờ không biết hoặc nói dối khi đề cập đến một vấn đề nào đó. Hoặc người thao túng có thể gây nên sự nghi ngờ trong lòng nạn nhân về một người hay một vấn đề nào đó.

Ở một số trường hợp, người thao túng tâm lý còn thực hiện hình thức châm ngòi khiến nạn nhân nghi ngờ về chính khả năng, động lực, mục tiêu của chính mình. Điều này có thể dẫn đến việc nạn nhân thiếu quyết đoán trong các quyết định hoặc đưa ra phán đoán, hành vi sai lệch.

Tạo cảm giác tội lỗi

Khiến người khác cảm thấy tội lỗi vì những hành động của họ dù cho họ không làm gì sai cũng là một dạng thao túng tâm lý. Lúc này, nạn nhân sẽ vì chính cảm xúc có lỗi này mà nghe theo lời của người thao túng, chấp nhận làm theo những gì mà người thao túng yêu cầu.

Làm bạn choáng ngợp với các dữ kiện và số liệu thống kê

Một số cá nhân thích “bắt nạt trí tuệ” bằng cách tự cho mình là chuyên gia và có hiểu biết nhất trong một số lĩnh vực nhất định. Họ lợi dụng bạn bằng cách áp đặt các dữ kiện, thông tin, số liệu thống kê mà bạn có thể biết ít. 

Hành vi thao túng tâm lý này thường xảy ra trong các tình huống bán hàng và tài chính, trong các cuộc thảo luận và đàm phán chuyên môn, cũng như trong các tranh luận. Kẻ thao túng hy vọng bạn sẽ cảm thấy thua kém, bất tài và từ đó không còn phản kháng, chống đối nữa.

hành vi thao túng tâm lý

Lôi kéo sự cảm thông

Hành vi thao túng tâm lý có thể được diễn ra khi người thao túng đóng vai nạn nhân và gián tiếp hoặc trực tiếp khiến khơi gợi sự đồng cảm từ phía nạn nhân.

Hoặc có cũng có thể nhắc đến những ân huệ trong quá khứ để khơi gợi cảm xúc cần phải đáp trả của nạn nhân. Lúc này, họ có thể yêu cầu nạn nhân hoặc điều khiển nạn nhân làm theo ý của mình.

Tạo sự thân thiết, gần gũi bất thường

Nếu một người bỗng dưng cố gắng xây dựng mối quan hệ thân thiết quá mức với bạn dù trước đó cả hai chưa từng thân nhau thì đây cũng được xem như một hành vi thao túng tâm lý. Người thao túng thường dùng lời khen ngợi, yêu thương một cách cuồng nhiệt để khiến mối quan hệ phát triển nhanh chóng hơn, khiến nạn nhân cảm thấy mình gắn bó với họ và sẵn sàng làm theo những yêu cầu của họ.

Im lặng

Sự im lặng, phớt lờ người khác trong khi họ đang cố gắng kết nối với mình cũng là một dạng thao túng tâm lý.

Lúc này, người thao túng sẽ khiến nạn nhân cảm thấy thiếu thốn, đặc biệt là về mặt cảm xúc. Như vậy, nạn nhân sẽ thỏa hiệp làm theo yêu cầu của người thao túng để có thể nhận lại được sự thân thiết, gần gũi hoặc sự tán thành như trước đây.

Xem thêm:

bị thao túng tâm lý

Bạo hành tâm lý (bắt nạt trên mạng xã hội và ngoài đời thực)

Liên tục đưa ra những lời chỉ trích, cáo buộc hoặc đe dọa là một cách để một ai đó có thể dễ dàng thao túng cảm xúc và tâm lý của bạn. Hành động này có thể được diễn ra ở ngoài đời thật hoặc thậm chí là trên không gian mạng.

Chúng ta có thể lan truyền tin đồn xấu về một người, bôi nhọ đối phương, tung những hình ảnh của đối phương lên mạng xã hội,… Đây đều là hình thức bạo hành tâm lý và muốn thao túng nạn nhân sau khi họ chịu đủ cảm xúc sợ hãi, đau khổ,… vì bị bạo hành.

Hành vi gây hấn thụ động (passive-aggressive)

Một hành vi thao túng tâm lý thường gặp trong cuộc sống hằng ngày chính là gây hấn thụ động. 

Theo đó, người thao túng không trực tiếp thể hiện cảm xúc tức giận mà có những hành vi gián tiếp thể hiện sự tức giận của mình, khiến đối phương hoang mang. Biểu hiện của hành vi thao túng tâm lý này có thể bao gồm: từ chối những cuộc trò chuyện mang tính xây dựng, nói chuyện một cách hài hước hoặc châm biếm, từ chối chia sẻ vấn đề mình đang gặp phải nhưng luôn dùng thái độ để thể hiện điều đó, phẫn nộ và chống đối ngầm,…

So sánh với người khác

Sự so sánh khiến chúng ta dễ dàng cảm thấy mình thua kém và dần trở nên tự ti hơn. Hình thức thao túng tâm lý này diễn ra rất phổ biến, bạn có thể bắt gặp chúng trong cuộc sống hằng ngày.

Điển hình như việc doanh nghiệp tuyển dụng một nhân viên cùng vị trí với bạn để gây áp lực cho bạn hoặc so sánh bạn với những nhân viên khác để bạn thấy rằng mình thật kém cỏi, từ đó hạ mức lương của bạn xuống thấp hơn so với những gì bạn xứng đáng được nhận.

dấu hiệu hành vi thao túng tâm lý

Cho phép bạn nói trước để tìm kiếm điểm yếu của bạn

Bằng cách hỏi và để bạn nói trước, người thao túng tâm lý sẽ suy xét cảm xúc, thái độ và lời nói của bạn để từ đó họ có thể đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Như vậy, họ có thể biết được mình cần làm gì tiếp theo để bạn “phục tùng” họ.

Cho bạn ít hoặc không có thời gian để quyết định

Đây là một chiến thuật đàm phán và thao túng tâm lý vô cùng phổ biến. Kẻ thao túng thực hiện hành vi gây áp lực buộc bạn phải đưa ra quyết định trước khi bạn sẵn sàng. Khi bạn đưa ra quyết định trong thời gian ngắn và chưa suy xét cẩn thận, bạn khó có thể lựa chọn được những lựa chọn có lợi cho mình.

Xem thêm:

Làm gì để thoát khỏi tình trạng bị thao túng tâm lý?

Nếu không muốn trở thành nạn nhân của tình trạng thao túng tâm lý, bạn cần phải học cách để đối phó với những hành vi này:

  • Luôn khẳng định bản thân và nhớ đến những giá trị của bản thân
  • Không đưa ra quyết định vội vàng
  • Dành thời gian để suy nghĩ về mọi việc
  • Tránh sử dụng cảm xúc mà nên dùng lý trí để cân nhắc, phán đoán trong mọi tình huống
  • Hạn chế việc nghe theo lời người khác mà tự đánh giá vấn đề theo những gì bản thân mình thấy và trải nghiệm
  • Tránh thân thiết quá mức với một ai đó một cách quá vội vàng

Hành vi thao túng tâm lý có thể diễn ra ở khắp mọi nơi, trong mối quan hệ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, trong mối quan hệ vợ chồng và những mối quan hệ khác. Chúng ta không thể thay đổi hay ngăn cản người thao túng nhưng cũng có thể né tránh, phản kháng để không phải chịu thao túng tâm lý dẫn đến tổn thương về thể chất, tinh thần, sức khỏe,… bạn nhé!

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.