Mẹ&Con - Có rất nhiều “lời đồn” xung quanh việc liệu bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn. Thực hư vấn đề này như thế nào theo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng. Mời mẹ cùng tìm hiểu nhé! Trả lời giúp mẹ câu hỏi "bà bầu có nên ăn mít không?" Những sai lầm thường mắc của bầu khi ăn trứng vịt lộn

Các chất dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn

Nhiều người cho rằng, khi mang thai mẹ ăn nhiều trứng vịt lộn thì khi sinh, em bé sẽ nhiều tóc. Một số khác lại quan niệm ăn trứng vịt lộn trong thời điểm nhạy cảm này sẽ khiến em bé dễ bị hen suyễn. Tất cả những điều này hoàn toàn là sai lầm. Đa số đều “đoán mò”, không biết bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?

Chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh mẹ bầu ăn trứng vịt lộn sinh con ra sẽ nhiều tóc hay ho hen. Những điều này phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền, chứ không phải yếu tố dinh dưỡng.

Dinh dưỡng trong một quả trứng vịt lộn thuộc dạng quý. Cụ thể, với mỗi quả trứng vịt lộn chúng ta có thể cung cấp cho cơ thể 182kcal năng lượng, cùng 212mg phốtpho, 12.4g lipit, 13.6g protein, 82mg canxi và số lượng cholesterol lên tới 600mg cùng nhóm vitamin A, B, C. Nhất là hàm lượng sắt trong trứng vịt lộn, nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng hàm lượt sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn cả trong trứng gà.

Với những thành phần dinh dưỡng kể trên, chắc chắn bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi, chúng ta phải học ăn uống đúng cách.

Thắc mắc về việc "bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?" 4

Bà bầu ăn trứng vịt lộn tốt hay không còn tùy thuộc vào cách ăn của mỗi người. (Ảnh minh họa)

Lạm dụng ăn quá nhiều trứng vịt lộn trong thời gian mang thai thì việc đầu tiên mà bạn gặp phải, đó là đầy hơi, khó tiêu. Tiếp đến, bạn cũng có khả năng cao bị thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu và sinh ra bệnh tiểu đường thai kì… Toàn những loại bệnh gây hại cho sức khỏe.

Còn một điều nguy hiểm khác, đó là hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn khá cao nên 3 tháng đầu, mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều loại trứng này rất sẽ gây ra tình trạng dư thừa vitamin A. Điều này khiến thai nhi bị ngộ độc, nặng hơn là dị dạng.

Trong thời gian mang bầu phải ăn trứng vịt lộn thế nào?

Chỉ vì những tác hại có thể ngăn chặn được, mà chúng ta loại bỏ trứng vịt lộn ra khỏi thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu thì quả là điều đáng tiếc. Ăn trứng vịt lộn trong thời gian mang bầu, mẹ hãy nhớ 4 “quy tắc vàng” dưới đây:

1. Không ăn vào đầu và cuối thai kỳ
Đây là hai khoảng thời gian khá nhạy cảm trong thai kỳ. Thời gian này, cơ thể người mẹ không cần cung cấp quá nhiều năng lượng mà trong trứng vịt lộn lại có quá nhiều dưỡng chất. Mẹ có thể thừa cân hoặc thừa vitamin A, mắc các bệnh như tiểu đường thai kỳ kể trên nếu “nạp” trứng vịt lộn ở tam cá nguyệt thứ nhất, tam cá nguyệt thứ 3.

2. Chỉ nên ăn vào buổi sáng
Thời điểm tốt nhất để mẹ bầu ăn trứng vịt lộn là vào buổi sáng. Mẹ bầu cũng có thể dùng nó làm bữa ăn nhẹ, trước 10 giờ sáng nhưng tuyệt đối không được ăn vào buổi tối. Đây là khoảng thời gian mà cơ thể ngủ nghỉ, không hoạt động nhiều nên bạn sẽ cảm thấy khó tiêu, ngủ không ngon giấc, trằn trọc, mất ngủ.

3. Không nên ăn kèm rau răm
Rau răm là món ăn thông dụng, đi kèm với trứng vịt lộn. Tuy nhiên, loại rau thơm này lại không thích hợp với mẹ bầu chút nào. Ăn rau răm nhiều có khả năng khiến bầu mất máu, bệnh cạnh đó nó còn kích thích co bóp tử cung, khiến bạn sinh non.

4. Chỉ ăn tối đa 2 quả/tuần
Ăn tối đa 2 quả/tuần nhưng không được ăn 2 quả cùng một lúc. Chất đạm trong trứng vịt lộn khá cao. Ăn quá nhiều gây chậm tiêu, làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của các thực phẩm khác. Tình trạng thừa chất này thiếu chất kia làm thai nhi phát triển không đồng đều.

Tuy bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn, nhưng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân và thai nhi trong bụng, hãy nhớ những “quy tắc vàng” mà Mẹ&Con vừa nêu trên, bầu nhé!

Tags:

Bài viết liên quan