Giàu dinh dưỡng nên ăn càng nhiều càng tốt.
Không thể phủ nhận hàm lượng dinh dưỡng mà vịt lộn mang đến cho sức khỏe con người nói chung và bà bầu nói riêng. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều trứng vịt lộn hại nhiều hơn lợi. Việc ăn trứng vịt lộn hằng ngày, ăn nhiều trứng cùng lúc sinh nhiều cholesterol, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường. Ngoài ra việc ăn vịt lộn thường xuyên cũng khiến cơ thể gây nên tình trạng tích lũy vitamin A dư thừa dưới da, gan, gây vàng da, bong tróc da và ảnh hướng xấu đến việc hình thành xương.
Nên: Để tốt cho sức khỏe mẹ bầu chỉ nên ăn mỗi tuần 2 trứng vịt lộn, và không nên ăn 2 trứng cùng lúc.
Ăn vịt lộn vào buổi tối
Ở miền Nam, thường mọi người hay ăn trứng vịt lộn vào buổi chiều hoặc đêm. Đây hoàn toàn không phải là “thời điểm vàng” để ăn vịt lộn như mọi người vẫn lầm tưởng.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng nếu ăn vịt lộn vào buổi tối sẽ gây nên tình trạng khó tiêu, dẫn đến đầy hơi, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây nên mất ngủ.
Nên: Để tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu chỉ nên ăn vịt lộn vào buổi sáng mẹ nhé!
Ăn nhiều rau răm khi ăn vịt lộn
Việc ăn rau răm kèm với vịt lộn giúp mẹ bầu không bị lạnh bụng, đầy hơi, hạn chế các vấn đề về tiêu hóa. Một vài cọng rau răm sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng nếu ăn nhiều thì hoàn toàn có hại cho cả mẹ lẫn bé. Việc ăn nhiều rau răm dễ bị mất máu đặc biệt với phụ nữ có thai 3 tháng đầu. Nguy hiểm hơn, trong rau răm có chứa chất gây tình trạng co bóp tử cung dễ sẩy thai.
Nên: Chỉ ăn vài cọng rau răm, không nên lạm dụng để bảo vệ sức khỏe thai nhi.
Ai không nên ăn vịt lộn
Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút… cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều trứng vịt lộn vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ