Các bài test rối loạn lo âu là gì, gồm những cách thức nào? Rối loạn lo âu không chỉ là những cảm giác lo lắng thoáng qua. Rối loạn lo âu là tình trạng sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng, cần có hướng điều trị phù hợp để giảm các ảnh hưởng tiêu cực.
Việc hiểu rõ cũng như có công cụ test rối loạn lo âu sẽ giúp chúng ta có những bước tiếp cận hiệu quả hơn trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần của bản thân và người thân trong gia đình.
Test rối loạn lo âu là gì?
Theo DSM-5, rối loạn lo âu bao gồm nhiều dạng khác nhau, từ lo âu lan tỏa đến hoảng sợ và lo âu xã hội. Điểm chung của các rối loạn này là mức độ lo âu và sợ hãi không tương xứng với mức độ thực tế của mối đe dọa và kéo dài.
Theo thời gian, tình trạng này sẽ gây ra sự suy giảm chức năng trong cuộc sống hằng ngày. Bài test rối loạn lo âu là một công cụ được thiết kế để giúp đánh giá mức độ lo âu của một người.
Các bài test rối loạn lo âu này có thể làm online và có khả năng cung cấp thông tin hữu ích về tình trạng lo âu của người tham gia. Mỗi bài test rối loạn lo âu đều có cách thực hiện và mục đích riêng.
Nhìn chung, bài test hướng đến việc cung cấp thông tin hữu ích về các triệu chứng lo âu bạn đang mắc phải. Việc sử dụng các bài test rối loạn lo âu có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của mình.
Đây cũng là bước đầu tiên hữu ích trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp nếu cần. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng kết quả test tâm lý không thể thay thế cho sự đánh giá từ một bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý.
Những bài test rối loạn lo âu phổ biến
Bài Test GAD-7 (Generalized Anxiety Disorder 7)
Bài test GAD-7 là công cụ sàng lọc và đánh giá mức độ của rối loạn lo âu lan tỏa (GAD). Bài test này bao gồm 7 câu hỏi.
Mỗi câu hỏi được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 3, tương ứng với các phản hồi từ “không hề” đến “gần như hàng ngày”. Tổng điểm của bài test dao động từ 0 đến 21, với các ngưỡng cắt điểm cho mức độ lo âu nhẹ, trung bình và nặng lần lượt là 5, 10 và 15.
Bài Test BAI (Beck Anxiety Inventory)
Bài test rối loạn lo âu BAI, được thiết kế bởi Aaron T. Beck và các đồng nghiệp. Bài test gồm một bảng 21 câu hỏi tự báo cáo, dùng để đo lường mức độ lo âu ở thanh thiếu niên và người lớn từ 17 tuổi trở lên.
Các câu hỏi trong bài test này liên quan đến các triệu chứng phổ biến của lo âu mà người tham gia đã trải qua trong tuần qua. Kết quả của BAI chia điểm từ 0 (không hề) đến 3 (nặng nề), điểm càng cao chứng tỏ mức độ lo âu càng lớn. Các ngưỡng chuẩn hóa là: 0-7: Tối thiểu, 8-15: Nhẹ, 16-25: Trung bình, 26-63: Nặng.
Bài Test SPIN (Social Phobia Inventory)
Bài test rối loạn lo âu SPIN, là một bảng câu hỏi 17 gồm mục được phát triển bởi Khoa Tâm thần và Khoa học Hành vi tại Đại học Duke. SPIN hiệu quả trong việc sàng lọc và đo lường mức độ rối loạn lo âu xã hội của người thực hiện. Mỗi câu hỏi được đánh giá trên một thang điểm 5 điểm, từ “không hề” đến “cực kỳ”. Kết quả đánh giá dựa trên tổng số điểm.
Bài Test PAS (Panic and Agoraphobia Scale)
PAS đánh giá mức độ của cảm giác hoảng sợ và sợ hãi không gian mở (agoraphobia). Đây là một bài test rối loạn lo âu theo dạng tự báo cáo với các câu hỏi chi tiết về tần suất, mức độ và mức độ khó chịu của các cơn hoảng loạn và tránh né.
Bài Test ASA-27 (Adult Separation Anxiety Questionnaire)
ASA-27 là một công cụ đánh giá dành cho người lớn để xác định mức độ lo âu ly thân. Bài test này bao gồm 27 câu hỏi và được thiết kế để đo lường nỗi lo âu liên quan đến sự tách biệt của một người với những người mà người đó có mối quan hệ gần gũi.
Cách test rối loạn lo âu online
Bạn có thể tìm các bài test rối loạn lo âu được nhắc bên trên ngay trên mạng. Người dùng chỉ cần trả lời các câu hỏi một cách trung thực dựa trên trải nghiệm cá nhân trong khoảng thời gian quy định. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được kết quả đánh giá dựa trên những câu trả lời nhằm tự đánh giá mức độ lo âu.
Lưu ý khi đọc kết quả bài test rối loạn lo âu
Tuy nhiên, như đã nói, kết quả các bài test không thể hiện chính xác tình trạng, mức độ, nguyên nhân của sự lo âu. Để hiểu đúng kết quả bài test rối loạn lo âu, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Cần hiểu bài test cung cấp cái nhìn tổng quan về mức độ lo âu của bạn, nhưng không phải là chẩn đoán cuối cùng.
- Mỗi bài test có thang điểm khác nhau, bạn cần đọc hiểu chính xác để tránh nhầm lẫn.
- Tránh tự áp đặt các chẩn đoán rối loạn tâm lý cho bản thân chỉ dựa trên kết quả test tâm lý.
Làm gì khi “dương tính” bài test rối loạn lo âu?
Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân mắc rối loạn lo âu, hãy:
- Tìm hiểu thông tin từ các nguồn đáng tin cậy.
- Thực hiện các bài test rối loạn lo âu.
- Áp dụng các phương pháp quản lý, giảm stress và thực hành thiền, tập yoga để giảm bớt căng thẳng.
- Tìm đến chuyên gia tâm lý có chuyên môn đã được chứng thực để thảo luận về các bước tiếp theo, không nên chần chừ.
Mặc dù các bài test trên có thể cung cấp cái nhìn tổng quan về mức độ lo âu, nhưng chúng không thể thay thế cho sự đánh giá chuyên nghiệp từ các chuyên gia tâm lý. Nếu bạn có điểm số cao trong bất kỳ bài test nào, hoặc nếu lo âu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ một bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.
Rối loạn lo âu là một vấn đề sức khỏe tâm thần có thể phát hiện, điều trị sớm nhờ bài test rối loạn lo âu. Việc nhận biết sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng lo âu này, giúp bạn chăm sóc sức khỏe tình thần. Tuyệt đối không tự chẩn đoán chỉ qua các bài test tâm lý để tránh làm tình trạng trở nên rắc rối hơn.