Mẹ và Con - Khi gia đình có con nhỏ, đặc biệt là với con đầu lòng, thì mọi biểu hiện có vẻ lạ của bé đều là “chuyện lớn”. Nhiều ông bố bà mẹ sẽ thắc mắc tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è, vặn vẹo và gồng mình đỏ mặt. Có phải bé đang bệnh hay khó chịu không?

Thực tế thì việc tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è, vặn mình có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trẻ sơ sinh còn chưa phát triển hoàn thiện nên sẽ có một số hành vi “bất thường” so với người lớn. Đây vừa là hiện tượng sinh lý bình thường vừa có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Do đó, bạn hãy xem các nguyên nhân dưới đây để xem bé đang khỏe mạnh hay có bệnh nhé.

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è?

Hầu hết trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi đều có xuất hiện tình trạng vặn mình và rặn è è. Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è là vì bé còn đang quen với môi trường tử cung của mẹ. Điều này thường không nguy hiểm nhưng bố mẹ cần chú ý theo dõi. Cần phân biệt được dấu hiệu rặn è è này là do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý để kịp thời xử lý.

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è?

Nguyên nhân sinh lý

Thông thường việc trẻ sơ sinh vặn mình, gồng người đỏ mặt rặn è è chỉ kéo dài khoảng 2-3 phút. Có các lý do sinh lý thường gặp như:

  • Não của trẻ sơ sinh vốn chưa được phát triển hoàn chỉnh. Khi mới chào đời, các tế bào trong hệ thần kinh chưa biệt hóa thành vỏ não hoàn thiện. Trong khi đó, các vùng của vỏ não vận động lại có vai trò kiểm soát các cử động có chú ý của chúng ta. Do đó, không khó hiểu khi trẻ không kiểm soát được cơ thể mà cứ ngọ nguậy, vặn mình và phát ra âm thanh.
  • Bé mọc răng nên làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Trong những tuần đầu đời não của bé đang phát triển cực nhanh, nhất là trong lúc ngủ. Khi ngủ bé phát ra âm thanh è è có thể do bé muốn nói, muốn bộc lộ cảm xúc nào đó.
  • Khi rặn đi tiểu hoặc đại tiện thì trẻ sơ sinh thường vặn mình và rặn như đang muốn làm hết sức để tống cái gì đó ra ngoài.

Bạn cũng có thể kiểm tra các tác động từ môi trường bên ngoài:

  • Do chỗ ngủ không đủ ấm áp, do môi trường ồn ào, quá sáng khiến bé khó ngủ nên vặn mình.
  • Do khăn quấn chật, tã ướt, nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh…

Nếu trẻ vẫn bú tốt, phát triển cân nặng bình thường thì bố mẹ không cần quá lo lắng tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è.

Nguyên nhân bệnh lý

Ngược lại, nếu bé đã lớn hơn mà tình trạng này không giảm, bé vặn vẹo trong thời gian dài, bú kém, mệt mỏi… Thậm chí có những bé giật mình khóc thét trong đêm thì có thể nguyên nhân là do bệnh lý:

  • Hạ canxi đường huyết: Nếu không được chăm sóc hợp lý thì trẻ sơ sinh rất dễ bị hạ canxi máu. Trẻ dễ bị kích thích, khó ngủ, vặn vẹo gồng mình thậm chí co giật, tím tái. Ngoài ra còn các dấu hiệu của bệnh còi xương như đổ mồ hôi trộm, thóp chậm liền, bờ thóp mềm, hay nôn ói,…
  • Trẻ bị táo bón, tiêu hóa kém, đói vì bú thiếu sữa.
  • Do trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh, nếu là trào ngược sẽ đi kèm với biểu hiện nôn trớ ra cả mũi lẫn miệng.
  • Trẻ sơ sinh bị suy hô hấp cũng có tình trạng vặn mình và thở è è, nặng hơn trẻ có thể thở rít hoặc khò khè.
  • Do bé bị côn trùng đốt, các bệnh về da gây khó chịu.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è?

Có thể thấy có nhiều nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bố mẹ cần học cách xử lý cho thỏa đáng.

Đối với nguyên nhân sinh lý

Nếu trẻ vẫn phát triển bình thường khỏe mạnh thì rất có thể đây là hiện tượng do nguyên nhân sinh lý. Bố mẹ chú ý các điểm sau để chăm sóc trẻ tốt nhất:

  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho con, thường xuyên thay tã cho trẻ sơ sinh và cho con mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái: Phòng ngủ trẻ cần được cách âm tốt, ánh sáng dịu, không quá nóng hay quá lạnh.
  • Vệ sinh chăn màn và các đồ gia dụng, đồ chơi của bé thường xuyên để tránh nấm mốc, các bệnh viêm da.
  • Xịt côn trùng và khử khuẩn phòng.
  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách: Tắm nắng 10-15 phút mỗi ngày để cơ thể trẻ có thể tự tổng hợp được photpho, canxi, vitamin D3.
  • Vỗ về, ru ngủ, tạo cảm giác an toàn cho bé để trẻ ngủ sâu giấc, ít bị giật mình.

tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è và cách dỗ bé ngủ

Nếu nguyên nhân là bệnh lý

Nếu nghi ngờ nguyên nhân là bệnh lý thì trước hết bố mẹ nên thử cho bé bú đúng cử và đủ lượng sữa cho trẻ sơ sinh như khuyến nghị. Ngoài ra, nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh khác thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ có chuyên môn. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc hay dùng các mẹo dân gian có thể gây nguy hiểm cho bé.

Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn hiểu rõ tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è. Bố mẹ không cần quá lo lắng vì đây thường là hiện tượng sinh lý và sẽ tự hết khi trẻ lớn hơn. Nếu trẻ ngủ kém, rặn è è, gồng mình và kèm theo các dấu hiệu bệnh khác thì hãy đưa trẻ đến cơ sở uy tín để khám. Chăm sóc trẻ sơ sinh cần chú ý rất nhiều vấn đề nên bố mẹ hãy chú ý quan sát để kịp thời xử lý nhé.

Bài viết liên quan