Sinh mổ bao lâu thì tử cung lành là thắc mắc thường gặp của nhiều thai phụ. Vì sau khi sinh mổ, cơ thể của mẹ cần có nhiều thời gian để hồi phục hơn so với sản phụ sinh qua đường âm đạo. Vậy cần mất bao lâu để người mẹ không còn cảm thấy đau sau khi sinh mổ? Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!
Tại sao tử cung giãn ra khi mang thai?
Sinh mổ bao lâu thì tử cung lành và những vấn đề liên quan đến quá trình co tử cung luôn khiến nhiều mẹ suy tư lo lắng, vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng “chăn gối” vợ chồng mà còn là sức khỏe của bản thân người phụ nữ.
Bạn nên biết, tử cung của mỗi người là khác nhau, không ai giống ai. Tử cung trung bình của một người phụ nữ bình thường chỉ khoảng một quả lê. Những người từng mang thai sẽ có kích thước tử cung lớn hơn những người chưa từng trải qua quá trình thai kỳ và sinh sản.
Trong quá trình mang thai, để phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai, tử cung của người mẹ phải trải qua nhiều thay đổi, đặc biệt là về kích thước.
Kích thước của tử cung sẽ như ban đầu bằng một nắm tay, ẩn sâu trong khung xương chậu sẽ trở nên phình to và đẩy dần lên rốn. Phần tử cung sát âm đạo hay còn gọi là cổ tử cung cũng sẽ liên tục phát triển qua các tuần thai. Cho đến cuối thai kỳ, cổ tử cung của mẹ sẽ giãn rộng hết cỡ để chuẩn bị đón chào bé yêu.
Và sau khi sinh nở, tử cung của mẹ lúc này vẫn chưa thể hồi phục hình dáng và kích thước như ban đầu được. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng, vì chúng sẽ nhanh chóng lành lặn trở lại nếu như bạn kết hợp tập luyện đúng cách và ăn uống khoa học!
Sinh mổ bao lâu thì tử cung lành lại?
Không giống như sinh thường, mẹ sinh mổ sẽ có quãng thời gian hồi phục lâu hơn. Sau khi sinh mổ, bạn cần phải mất khoảng 5-7 ngày ở bệnh viện để được theo dõi và nghỉ ngơi 6 tuần, theo dõi sức khỏe tại nhà để đảm bảo có thể hồi phục thể lực hoàn toàn.
Mỗi người phụ nữ sau sinh đều có mức độ đau và tình trạng sức khỏe khác nhau, điều này cho thấy thời gian phục hồi của mỗi người cũng không giống nhau. Tùy từng người và cơn đau nhức cũng sẽ kéo dài đến 8 tuần sau sinh, có người còn lâu hơn.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều sẽ cảm thấy bớt đau sau vài ngày, và hoàn toàn lấy lại thể lực sau khoảng 6 tuần tiếp theo. Bên cạnh đó, thời gian hồi phục nhanh hay chậm sau ca mổ còn tùy thuộc vào việc đây là lần thứ mấy bạn sinh mổ.
Sẽ ra sau nếu tử cung không co lại?
Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình co lại của tử cung, ví dụ như nhiễm khuẩn hoặc sa tử cung… Đối với những mẹ bỉm mắc phải tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh, sự co hồi tử cung sẽ chậm hơn đối với các mẹ khác.
Bên cạnh đó, cách chăm sóc của mẹ sau khi sinh mổ cũng rất quan trọng đối với quá trình hồi phục và co lại của tử cung. Chăm sóc sau sinh đúng cách sẽ giúp tử cung co nhanh và tốt hơn, điều này cũng giúp giảm thiểu nguy cơ băng huyết và nhiễm trùng sau sinh.
Sau sinh mổ, mẹ bỉm cũng nên vận động nhẹ nhàng, đi loanh quanh trong nhà để tránh táo bón, đồng thời giúp các cơ bụng nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý không được hoạt động quá mạnh, kiêng mang vác các vật nặng ít nhất 1 tháng sau sinh để tránh sa tử cung.
Nếu cảm thấy thời gian hồi phục quá lâu hoặc cảm thấy đau đớn, khó chịu, chảy máu bất thường, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám nhanh chóng nhé!
Làm gì để tử cung nhanh chóng lành lại?
Sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hồi phục của tử cung: tuổi tác, số lần sinh nở, thời gian chuyển dạ, trọng lượng thai nhi và quá trình chăm sóc sức khỏe của mẹ bỉm.
Xem thêm: Sinh mổ lần 4 có nguy hiểm không
Dưới đây là một số mẹo giúp tử cung nhanh chóng lành lại mà mẹ nên áp dụng:
- Massage tử cung: Nhẹ nhàng dùng tay massage phần bụng dưới, động tác này sẽ giúp tạo cảm giác dễ chịu, kích thích tử cung mau lành và co lại nhanh hơn. Mẹ sinh mổ có thể kết hợp xoa bóp vùng bụng cùng kem chống sẹo. Tuy nhiên bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của kem chống sẹo trước khi sử dụng, một số loại chỉ được phép dùng khi vết thương đã liền miệng, khép mày.
- Vệ sinh sạch sẽ: Trái với quan niệm kiêng cữ sau sinh mổ như kiêng tắm ngày xưa của ông bà khi mẹ bỉm “nằm ổ”, các bác sĩ sản khoa khuyến cáo mẹ nên tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Tốt hơn, mẹ bỉm nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách để giữ vùng kín được thoáng mát, khô ráo hoặc làm sạch cơ thể nhưng hạn chế chạm vào vết thương vùng mổ.
- Cho bé bú: Mẹ cho bé bú sẽ giúp kích thích tuyến yên tiết Oxytocin, một loại hormone có tác dụng giúp làm cô cơ tử cung, đẩy nhanh quá trình hồi phục của tử cung.
Sinh mổ nên ăn gì cho mau lành
Sau khi đã biết sau sinh mổ bao lâu thì tử cung lành, mẹ bầu cũng nên chú tâm vào thực đơn hàng ngày của mình. Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và cung cấp được năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Hãy rèn luyện và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi mang thai cho đến khi sinh. Đặc biệt là nạp đầy đủ, phong phú các loại thực phẩm giàu protein, vitamin C, sắt… để vừa có sức khỏe, vừa có đủ sữa cho bé bú. Chẳng hạn như:
- Những loại thực phẩm có hàm lượng protein cao: thịt gà, thịt heo, cá, trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt/đậu…
- Thực phẩm giàu vitamin C, nhiều múi như cam, bưởi, quýt, dưa hấu, đu đủ…
- Các loại thực phẩm giàu sắt: thịt bò, cá hồi, gan, đậu khô, hoa quả khô, ngũ cốc…
Bên cạnh đó, bạn cũng không được quên bổ sung thêm vào thực đơn của mình các loại thực phẩm giàu vitamin A như rau củ quả, đặc biệt là cà rốt và khoai lang. Điều quan trọng kế tiếp góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục của tử cung là uống đầy đủ nước, khoảng 8 – 10 ly nước mỗi ngày.
Uống nước không chỉ giúp ngăn ngừa mất nước mà còn trị táo bón sau sinh. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm sữa, sữa chua ít béo để đáp ứng nhu cầu canxi của cơ thể và giúp tăng chất lượng – số lượng sữa mẹ.
Hy vọng qua bài viết trên, Tạp chí Mẹ và Con đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc sinh mổ bao lâu thì tử cung lành và cách để giúp mau lành nhất. Chúc bạn áp dụng thành công nhé!