Mẹ và Con - Dù đã 3 lần sinh mổ nhưng bạn vẫn muốn có thêm 1 bé nữa và chọn sinh mổ lần 4? Liệu sinh mổ đến 4 lần như thế thì có nguy hiểm không và cần phải chuẩn bị gì?

“Nếu đã sinh mổ thì chỉ nên sinh 2 lần thôi, đừng sinh nhiều nguy hiểm” là quan điểm được nhiều bà mẹ truyền tai nhau. Tuy áp dụng nhiều phương pháp phòng tránh thai khác nhau nhưng nếu chẳng may lại có thai, các mẹ sẽ rất lo lắng không biết sinh mổ lần 4 sẽ ảnh hưởng nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe? Hãy cũng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu những tác hại khi mẹ sinh mổ lần 4 bạn nhé!

sinh mổ lần 4

Sinh mổ lần 4 có nguy hiểm không?

Cho dù là sinh mổ lần thứ nhất hay đến lần thứ 3, thứ 4 thì vẫn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi mẹ phải phẫu thuật lấy thai. Và dĩ nhiên, càng phẫu thuật nhiều lần thì những nguy cơ sức khỏe sẽ càng cao hơn. Cụ thể, một số biến chứng về sức khỏe mà mẹ có thể gặp gồm:

Mất nhiều thời gian để phục hồi

Khi sinh mổ lần đầu tiên, mẹ sẽ nằm viện từ 4-5 ngày để theo dõi và tiếp tục về nhà nghỉ ngơi ít nhất 6 tuần thì sức khỏe mới có thể ổn định trở lại. Thời gian nghỉ ngơi khi sinh mổ thường kéo dài hơn nhiều so với khi sinh con bằng phương pháp truyền thống.

Và khi mẹ sinh mổ lần 4, thời gian phục hồi càng lâu hơn bởi lúc này cơ thể mẹ đã yếu, phải chịu đựng cơn đau do vết mổ gây nên. Hơn nữa, trong quá trình mổ lấy thai có thể phạm vào vết sẹo cũ lúc trước. Do đó, sinh mổ càng nhiều lần thì thời gian phục hồi sẽ càng lâu hơn.

Đau lưng, nhức đầu, suy giảm trí nhớ

Khi gây tê tủy sống, mẹ có thể gặp các tác dụng phụ như nhức đầu, suy giảm trí nhớ, đau nhức lưng… Tình trạng này có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí là đến cuối đời. Nếu sinh nhiều lần, mẹ phải trải qua nhiều lần gây tê tủy sống. Điều này khiến những tác dụng phụ này càng tăng cao và có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn sau khi sinh con.

Sinh mổ lần 4, mẹ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Lý do là khi gặp điều kiện thuận lợi, các vi khuẩn gây bệnh cơ hội thường trực ở âm đạo sẽ xâm nhập vào tử cung gây nhiễm trùng tùy mức độ. Nhẹ sẽ là nhiễm trùng tại vết mổ, trường hợp hiếm hoi vi trùng gây bệnh sẽ lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

gây tê tủy sống

Bí tiểu sau sinh

Một trong những rủi ro mẹ cần biết khi lựa chọn phương pháp sinh mổ chính là tổn thương bàng quang. Khi mổ lấy thai, các bác sĩ có thể vô tình chạm vào bàng quang và làm tổn thương bàng quang khiến mẹ bị bí tiểu sau khi sinh. Hơn nữa, các loại thuốc gây mê và gây tê như Fentanyl hay Buvipacain còn khiến mẹ bị mất cảm giác vùng bụng dưới đến hơn 8 giờ.

Tuy nhiên, vấn đề này có thể khắc phục dễ dàng, không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ.

Kiêng khem nhiều món ăn

Không chỉ sinh mổ lần 4 mà ở bất kỳ lần sinh mổ nào, thực đơn của mẹ sau sinh cũng cần phải được chú ý bởi một số loại thực phẩm sẽ khiến vết mổ khó lành hơn. Do đó, nếu muốn sinh mổ thêm một lần nữa, mẹ nên cân nhắc thật kỹ xem cơ thể có đủ khỏe hay không bởi khi kiêng quá nhiều món ăn, cơ thể dễ bị thiếu các dưỡng chất cần thiết và khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không thể hồi phục sau sinh.

Thuyên tắc phổi

Khi máu đông hình thành ở tĩnh mạch vùng chậu, chi dưới đi theo tuần hoàn rồi mắc kẹt tại một trong những mạch máu ở phổi, bạn sẽ cảm thấy khó thở, đau tức ngực, tim đập nhanh. Thậm chí nguy hiểm hơn, tim còn có thể ngừng đập khiến bạn tử vong dù cho có ngay lập tức cấp cứu đi chăng nữa.

Các chuyên gia cho rằng, những sản phụ đã sinh mổ nhiều lần, có tiền sử huyết áp cao hay bị rối loạn đông máu sẽ có nguy cơ bị thuyên tắc phổi cao hơn. Do đó, nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh này, tốt nhất không nên sinh mổ lần 4.

Nhau thau bất thường

Khi phẫu thuật lấy thai nhiều lần, nhau thai có thể có những vấn đề bất thường như nhau bong non (tình trạng nhau thai rời khỏi thành tử cung trước khi sinh làm cho thai nhi không nhận đầy đủ dinh dưỡng và oxy), nhau cài răng lược (tình trạng nhau thai bám quá chắc vào thành tử cung và còn có thể xâm lấn sang các cơ quan khác khiến tăng khả năng sinh non, ra nhiều máu khi chuyển dạ, phải cắt bỏ tử cung), nhau tiền đạo (nhau thai phủ lên một phần hoặc toàn bộ tử cung khiến người mẹ băng huyết trong thai kỳ hoặc khi sinh con).

Tất cả những tình trạng nhau thai bất thường đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, thậm chí là gây tử vong cho cả hai mẹ con. Vì thế, các mẹ cần cân nhắc thật kỹ khi đứng trước quyết định sinh mổ lần 4.

có nhiều biến chứng liên quan đến nhau thai khi sinh mổ nhiều lần

Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Mẹ có biết, sinh mổ càng nhiều lần thì nguy cơ nhiễm trùng càng cao? Vi khuẩn gây bệnh lúc nào cũng nằm ở âm đạo, nếu có cơ hội thuận lợi sẽ xâm nhập vào tử cung và khiến mẹ nhiễm trùng. Nếu nhẹ, mẹ sẽ chỉ bị nhiễm trùng vết mổ. Nếu nặng hơn, mẹ có thể bị nhiễm trùng tại các bộ phận khác.

Ảnh hưởng đến tử cung 

Khi sinh mổ quá nhiều lần, mẹ bầu có thể sẽ phải đối mặt với các vấn đề như viêm dính tử cung, viêm dính tử cung… Đây là các biến chứng vô cùng nguy hiểm của việc sinh mổ lần 3, lần 4 mà bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định có thai.

Nên mổ ở tuần thai thứ mấy?

Một vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm chính là khi nào thì nên mổ lấy thai, đặc biệt khi đây đã là lần thứ 4 mẹ phải phẫu thuật lấy thai. Thông thường, nếu sản phụ không có các dấu hiệu cảnh báo sắp sinh như gò nhiều, vết mổ đau… thì các bác sĩ sẽ lên kế hoạch mổ lấy thai vào khoảng tuần thứ 37 – 38. Theo thống kê, có đến 90% phụ nữ từng sinh mổ sẽ tiếp tục sinh mổ trước ngày dự sinh.

mổ lấy thai

Những lần trước sinh mổ thì lần này sinh thường được không?

Các bác sĩ khuyến khích nếu đã từng sinh mổ, đặc biệt là sinh mổ đến 3 lần thì ở lần thứ 4, mẹ cũng nên sinh mổ thay vì sinh thường. Nếu chọn sinh thường, mẹ có thể bị nứt vết mổ hoặc vỡ tử cung trong quá trình sinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong.

Cần lưu ý gì khi sinh mổ lần 4?

Trước khi quyết định mang thai, sinh mổ cũng như trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Khám thai định kỳ để sớm phát hiện ra các bất thường ở thai nhi cũng như cơ thể người mẹ, từ đó có hướng giải quyết phù hợp.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh để bản thân căng thẳng, lao lực quá mức
  • Theo dõi các triệu chứng bất thường trên cơ thể để có thể lập tức chẩn đoán, kiểm tra và điều trị khi có các vấn đề về sức khỏe như đau bụng, ra máu, người khó chịu,….
  • Chọn bệnh viện uy tín. Bạn có thể chọn bệnh viện và bác sĩ đã thực hiện ca sinh mổ những lần trước. Lúc này, bác sĩ đã quen với tình trạng bệnh nhân nên có hướng can thiệp phù hợp hơn.
  • Trước khi sinh, nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án của cả những lần sinh trước, giấy khám thai định kỳ của lần sinh này, giấy xét nghiệm trong giai đoạn mang thai, thông tin về biến chứng sau sinh (nếu có ở những lần trước), cơ thể có bị dị ứng với loại thuốc nào hay không… Những điều này sẽ giúp bệnh viện và bác sĩ có thể nắm rõ tình hình của sản phụ để thực hiện nghiệp vụ chính xác, tránh nguy hiểm cho mẹ và bé.
  • Chia sẻ với người thân về những áp lực của bạn khi sinh, tránh vì lo lắng quá mức mà kiệt sức dẫn đến khó khăn trong quá trình sinh nở.

có nhiều biến chứng liên quan đến nhau thai khi sinh mổ nhiều lần

Có thể nói, sinh mổ lần 4 là một quyết định có phần mạo hiểm bởi mẹ có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe trong và sau khi sinh. Với những thông tin đến từ Tạp chí Mẹ và Con, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định xem có nên sinh em bé nữa hay không, bạn nhé!

Bài viết liên quan