Sinh con lần thứ 2 không khiến mẹ bỡ ngỡ nữa, nhưng không hẳn là mẹ hoàn toàn không lo lắng gì cả. Vì vậy, việc tìm hiểu những khác biệt khi sinh con thứ 2 là rất cần thiết. Cùng Mẹ và Con tìm hiểu ngay nhé!
Tiêm phòng khi mang thai lần 2
Trước khi mang thai lần đầu, mẹ hầu như đã tiêm phòng đầy đủ nên cơ thể mẹ đã được bảo vệ trong lần mang thai thứ 2.
Nếu mẹ đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván trước thai kỳ thì không phải tiêm lại. Nếu mẹ chưa tiêm đủ 5 mũi thì tiêm thêm một 1 vào 3 tháng giữa thai kỳ. Nếu mẹ đã tiêm đủ 5 mũi nhưng cách lần tiêm cuối cùng trên 10 năm thì cũng phải tiêm nhắc lại. Nếu mẹ đã tiêm phòng 3 – 4 mũi uốn ván từ trước mà lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì nên tiêm nhắc lại thêm một mũi để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.
Đối với các mũi tiêm phòng như: sởi, thủy đậu, rubella… nếu như chưa tiêm ở lần mang thai đầu tiên thì nên tiêm phòng trước khi mang thai lần thứ 2 tối thiểu 3 tháng. Đối với các mũi bệnh cúm, mẹ nên tiêm trước khi mang thai lần thứ 2 tối thiểu là 1 tháng.
Có phần mệt mỏi hơn
Mang thai lần thứ 2 mẹ nên chuẩn bị sẵn tinh thần, vì có thể sẽ mệt mỏi hơn lần thứ nhất. Lúc này mẹ sẽ không còn nhiều thời gian để chăm sóc bản thân nữa mà phải vừa chăm lo cho con đầu vừa phải chăm sóc thai kỳ. Nếu như mang thai lần đầu mẹ sẽ có nhiều thời gian để lướt web, đọc sách… tiếp thu kiến thức về nuôi dạy trẻ. Đồng thời, do lần đầu mang thai mẹ cũng được người nhà quan tâm lo lắng nhiều hơn. Tuy nhiên khi sinh con lần thứ 2 người mẹ hầu như không còn các “đặc quyền” đó nữa.
Đau nhức nhiều hơn
Sau khi sinh một lần, tử cung của mẹ sẽ bị giãn nở và yếu hơn bình thường. Đến lần mang thai thứ 2 sự co rút tử cung diễn ra mạnh mẽ hơn. Vì vậy, lúc này các mẹ sẽ cảm thấy những cơn co tử cung mạnh mẽ hơn và gây đau nhức nhiều hơn. Nếu mẹ sinh mổ lần 2, vết mổ mới chồng lên vết mổ cũ sẽ khiến mẹ đau đớn hơn nhiều.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể nằm úp, massage nhẹ nhàng, chườm ấm bụng bằng các túi chườm chuyên dụng, gừng muối ngải cứu để xoa dịu cơn đau.
Dễ kiệt sức và mệt mỏi hơn
Mẹ sinh con lần 2 phải chăm sóc cả bé lớn nên nếu không được hỗ trợ từ gia đình, người thân sẽ rất mệt mỏi. Nhiều mẹ còn xảy ra tình trạng kiệt sức khi phải “gồng gánh” nhiều việc cùng lúc. Vì vậy, khi chuẩn bị sinh con lần 2, các mẹ nên lên kế hoạch trước để nhờ sự giúp đỡ từ gia đình, thuê người chăm sóc bé, phụ việc nhà để việc chăm con tốt hơn.
Sinh mổ lần 2 đau hơn lần 1
Đây là cảm giác chung của mẹ bỉm sữa sau khi trải qua sinh mổ lần 2 vì hai yếu tố sau đây:
- Đau tại vị trí vết mổ: lúc này vết mổ mới chồng lên vết mổ cũ, nên thời gian lành vết mổ cũng sẽ lâu hơn khiến mẹ cảm thấy đau hơn
- Đau vì cơn co tử cung: do tử cung phải co lại sau khi bị giãn trong quá trình mang thai, tuy nhiên tử cung của phụ nữ sinh con lần 2 sẽ chậm co lại hơn lần 1. Quá trình này cũng diễn ra không thuận lợi như lần thứ nhất nên sẽ đau hơn
Nếu sinh con lần thứ 2 bằng phương pháp sinh mổ, mẹ nên vệ sinh vết mổ đúng cách, ăn thức ăn giàu sắt, hạn chế ăn các thực phẩm khiến vết sẹo lâu lành như thịt gà. Đồng thời các mẹ nên hạn chế vận động mạnh, chạy… chườm bụng bằng nước ấm hay túi chườm chuyên dụng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Quan tâm đến cảm xúc của con lớn hơn
Một vấn đề muôn thuở mà mẹ nào cũng thường mắc phải là quên đi con lớn khi vừa sinh con thứ 2. Tuy nhiên khi sinh con lần thứ 2, trẻ sẽ có nhiều thay đổi về suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc…
Đối với bé từ 3 tuổi trở lên sẽ có nhiều cảm xúc và suy nghĩ độc lập. Đối với các bé nhỏ tuổi hơn thì cần được chăm lo về giấc ngủ, bữa ăn nhiều hơn. Với các bé lớn cha mẹ cần ổn định tâm lý cho con. Tập làm quen cho trẻ việc nhà sẽ đón thêm thành viên mới, để bé có thể tự đi vệ sinh, giúp mẹ làm việc nhỏ để tạo sự háo hức khi có em. Sau khi sinh bé thứ 2, bố mẹ tuyệt đối không dùng những câu dọa dẫm như: có em thì con sẽ ra rìa, hay tỏ thái độ phân biệt đối xử, ruồng bỏ và làm tổn thương tâm lý con. Những yếu tố này sẽ khiến bé sinh cảm giác đố kỵ, ghen ghét với em của bé!
Tiết kiệm hơn
Khi sinh con lần thứ 2 mẹ sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc mua sắm nên có thể biết được cái nào cần, cái nào không thật sự cần thiết. Đồng thời các mẹ cũng có thể tận dụng đồ của bé đầu tiên nên sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều trong quá trình nuôi dạy con.
Tiểu khó kiểm soát
Nhiều mẹ sau khi mang thai lần thứ 2 thường có cảm giác muốn đi vệ sinh sớm hơn, đồng thời sẽ khó kiểm soát hơn so với lần đầu (đặc biệt nếu thai lớn hơn bình thường). Kinh nghiệm dành cho mẹ để hạn chế tình trạng này là hãy áp dụng các bài tập kegel để giúp tử cung không bị giãn, vùng đáy chậu vững chắc hơn và nhớ tránh mang vác đồ nặng.
Giải tỏa áp lực tâm lý
Thông thường khi mang thai lần 2, mẹ đã lên kế hoạch từ trước nên phần nào đã chuẩn bị sẵn tâm lý. Trên thực tế sẽ có nhiều hơn 1 vấn đề khiến mẹ áp lực như: kinh tế, cân bằng cuộc sống và công việc, không chăm lo cho bé chu đáo. Để giải quyết vấn đề này mẹ nên thường xuyên tâm sự với chồng, người thân, bạn bè để nhận được lời khuyên an ủi đúng lúc. Từ đó sẽ giảm thiểu nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Khoảng cách giữa hai lần sinh mổ
Bác sĩ khuyến cáo, ít nhất sau 2 năm mổ lần thứ nhất mẹ mới nên tiếp tục mang thai và sinh con thứ 2. Vì đây là thời gian mà vết mổ đã lành hẳn và giảm thiểu nguy cơ cho mẹ khi tử cung và vùng bụng giãn nở lớn trong thời kỳ mang thai lần 2. Nếu trong quá trình mang thai, thai phát triển quá lớn có thể dẫn đến bục hoặc rò rỉ vết mổ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nếu các mẹ sinh con lần thứ 2 sớm hơn thời gian giãn cách cho an toàn (2 năm) thì trong thai kỳ cần phải xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để cơ thể không tăng cân và thai nhi phát triển bất thường. Đồng thời, các mẹ cũng nên thăm khám định kỳ để phát hiện những bất thường trong lúc mang thai. Đồng thời, có thể mẹ sẽ được chỉ định mổ sớm hơn ngày dự sinh để đảm bảo an toàn, mẹ tròn con vuông trong trường hợp có nguy cơ.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức cho hành trình mang thai và sinh con lần thứ 2 thuận lợi hơn nhé!