Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu về rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng này cũng như những biểu hiệu của rối loạn nhân cách ranh giới ra sao.
Rối loạn nhân cách ranh giới là gì ?
Theo định nghĩa từ các chuyên gia tâm lý, rối loạn nhân cách ranh giới (tiếng Anh là Borderline personality disorder – BPD) được xem là bệnh rối loạn tâm thần đặc trưng bởi tâm trạng, suy nghĩ và hành vi không ổn định.
Theo đó, tình trạng rối loạn nhân cách ranh giới này có ảnh hưởng đến cách mà chúng ta nhìn nhận bản thân, nhìn nhận về những người xung quanh cũng như các tình huống trong cuộc sống.
Những người bị rối loạn nhân cách ranh giới thường xuyên có những thay đổi nhanh về cảm xúc khiến họ nhầm lẫn và không rõ cần phải làm gì. Chính vì sự nhầm lẫn này nên bệnh nhân cực kỳ nhạy cảm, có xu hướng đả kích hoặc phản ứng dữ dội. Khi cảm xúc mãnh liệt, họ rất khó suy nghĩ thấu đáo và giữ bình tĩnh nên có thể làm những việc nguy hiểm và tổn thương chính mình cũng như những người xung quanh.
Trong rất nhiều trường hợp, người mắc rối loạn nhân cách ranh giới đã trở nên khỏe hơn sau thời gian điều trị và thậm chí có thể học được cách thỏa mãn trong cuộc sống để cảm thấy tốt hơn lên mỗi ngày.
Rối loạn nhân cách lưỡng cực là gì?
Hộ chứng rối loạn nhân cách ranh giới bắt nguồn từ đâu ?
Theo các chuyên gia, những nguyên nhân gây ra rối loạn nhân cách vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Thế nhưng đến nay, mọi người vẫn tin rằng các yếu tố di truyền cũng như tác động của môi trường được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng rối loạn nhân cách ranh giới.
Hiện nay, phần lớn các nhà khoa học đa đồng ý rằng, rối loạn nhân cách ranh giới có thể được di truyền cũng như được liên kết vô cùng chặt chẽ với những chứng rối loạn sức khỏe tâm thần khác giữa các thành viên trong cùng một gia đình với nhau.
Không chỉ vậy, cũng có rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng các bất thường trong cấu trúc cũng như chức năng của não được cho là có khả năng ảnh hưởng đến chứng rối loạn nhân cách ranh giới này.
Ngoài ra, những yếu tố liên quan đến xã hội, văn hóa cũng được đánh giá là có thể góp phần làm tăng nguy cơ rối loạn nhân cách ranh giới ở một cá nhân nào đó.
Điển hình như, nếu chúng ta sống quá lâu trong một môi trường không ổn định, đó là nơi mà phần lớn tất cả mọi người đều bị mắc bệnh rối loạn nhân cách ranh giới, cũng như các chứng rối loạn sức khỏe tinh thần thông thường khác, rất có thể chúng ta sẽ có xu hướng mắc phải những rối loạn này mà cụ thể là rối loạn nhân cách ranh giới.
Thực tế cho thấy, những người trưởng thành từng trải qua quãng thời gian ấu thơ bị bạo hành, lạm dụng về cả thể chất lẫn tinh thần có thể rất nhiều nguy cơ đối mặt với chứng rối loạn nhân cách ranh giới nguy hiểm này.
Những đối tượng nào có nhiều nguy cơ ?
Theo các chuyên gia, chứng rối loạn nhân cách ranh giới thường sẽ bắt đầu vào thời thiếu niên, hoặc ở giai đoạn đầu của độ tuổi trưởng thành. Theo đó, đây chính là những khoảng thời gian mà chúng ta có nhiều tương tác hơn với xã hội, cũng như trải qua những chuyển biến lớn trong cuộc sống.
Một vài nghiên cứu đa kết luận rằng, trong suốt thời thơ ấu của mỗi người, những triệu chứng sớm của rối loạn nhân cách ranh giới có thể xảy ra đối với những trẻ em trong gia đình không hạnh phúc, những trẻ em được nuôi dưỡng trong một môi trường độc hại, lạm dụng tình dục.
Triệu chứng rối loạn nhân cách ranh giới
Người rối loạn nhân cách thường sợ bị bỏ rơi
Các chuyên gia cho rằng, những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới thông thường sẽ gặp phải những khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ lành mạnh. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do bản thân những người mắc rối loạn nhân cách ranh giới rất nhạy cảm với sự bỏ rơi.
Trên thực tế, nỗi sợ bị bỏ rơi này rất lớn, khiến những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới luôn cần người khác liên tục trấn an rằng họ sẽ không bị bỏ lại phía sau. Rồi cuối cùng họ sẽ được tìm cách giữ đối phương lại nếu người kia có xu hướng muốn rời đi.
Thế nhưng, triệu chứng này phần nào đã vô tình đẩy đối phương ra xa họ hơn. Và điều này một lần nữa khiến người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới càng muốn hủy hoại bản thân.
Người rối loạn nhân cách ranh giới có mối quan hệ bất ổn định
Theo các chuyên gia, rối loạn nhân cách ranh giới thông thường sẽ gắn liền với những mối quan hệ tương đối căng thẳng, cực đoan và có phần dữ dội. Điều này đã dẫn đến sự tách ly. Theo đó, đây được xem là giai đoạn nằm giữa sự lý tưởng hoá và sự suy giảm giá trị.
Thông thường, những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới thường bắt đầu mối quan hệ của mình trong giai đoạn lý tưởng hoá. Giai đoạn này, những người này thường có kết nối sâu sắc và thường sẽ cảm thấy tích cực về đối phương.
Thê nhưng, khi bước vào giai đoạn suy giảm giá trị, những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới thường cảm thấy đối phương thô lỗ, lạnh nhạt và từ từ trở nên xa cách.
Thực tế cho thấy, những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới thường cảm thấy thất vọng, thường xuyên cảm thấy chán ghét những người mà họ quý mến. Điều này khiến người bệnh gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc nhận biết cảm xúc hoặc thấu cảm với những người xung quanh.
Suy yếu nhận dạng
Trên thực tế, ý thức về bản thân của những người bệnh rối loạn nhân cách ranh giới là không ổn định. Cụ thể, những người này thường xuyên cảm thấy không chắc chắn về sự tồn tại và vai trò của mình. Dẫn tới việc họ thay đổi bản tính tùy thuộc vào hoàn cảnh, cũng như những gì họ nghĩ người khác muốn họ trở thành.
Có hành vi bốc đồng
Theo các chuyên gia, những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới thường có hành vi bốc đồng. Theo đó, những người bệnh rối loạn nhân cách ranh giới thường có những hành vi bốc đồng như: Ăn chơi; quan hệ tình dục không an toàn, bừa bãi; lái xe ẩu; lạm dụng chất kích thích có hại cho sức khỏe bản thân; có thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu tổ chức; có xu hướng vi phạm pháp luật và thậm chí là những hành vi này dẫn đến các vấn đề trong mối quan hệ, sức khỏe, hoặc vấn đề pháp lý.
Có hành vi tự hại hoặc thậm chí là tự tử
Theo các chuyên gia, những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới thường có những hành vi tự ngược đãi chính bản thân mình. Các nhà tâm lý học cho biết, những hành vi này được xem là sự nỗ lực của họ nhằm thoát khỏi cảm xúc đau khổ hoặc khó chịu của bản thân.
Bên cạnh đó, những người bệnh rối loạn nhân cách ranh giới còn có thể có hành vi tự tử. Theo các chuyên gia, ý định này ở những người bệnh là vô cùng nghiêm túc. Theo thống kê, có đến 70% những người bệnh rối loạn nhân cách ranh giới sẽ có ít nhất một lần cố gắng tự tử trong cuộc sống của họ.
Bất ổn định trong cảm xúc
Trên thực tế, những người bị rối loạn nhân cách ranh giới thường có xu hướng thay đổi tâm trạng một cách đột ngột, và rất thường xuyên. Theo đó, những người này có xu hướng chuyển từ cảm xúc hài lòng đến giận dữ, buồn bã chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Theo đó, những cảm xúc cực đoan khi đứng trước những tình huống hàng ngày đối với người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới rất có thể kéo dài trong nhiều giờ.
Thường xuyên cảm thấy trống rỗng
Theo các chuyên gia, những người mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né thường trải qua những cảm giác trống rỗng. Cụ thể, những người này thường có cảm giác cuộc sống của bản thân họ không còn giá trị hay bất kỳ ý nghĩa gì, cảm thấy trầm cảm. Điều này về lâu dài sẽ dẫn đến hành vi bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ để thu hút sự chú ý.
Thường tức giận dữ dội và có hành vi gây hấn
Theo các chuyên gia, rối loạn nhân cách ranh giới là nguyên nhân khiến người bệnh gây ra những phản ứng dữ dội đến mức cực đoan, dù chỉ đứng trước một sự kiện nhỏ, không quan trọng đối với những người xung quanh.
Theo đó, những hành động cáu gắt, tức giận và có những lời bình luận mỉa mai, hành vi bạo lực đối với những người xung quanh được cho chính là dấu hiệu phổ biến của rối loạn nhân cách ranh giới.
Có thể bạn chưa biết: Hay cáu gắt có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm
Rối loạn nhân cách ranh giới: Trạng thái phân ly liên quan đến căng thẳng
Theo thống kê, có khoảng 75% – 80% người bệnh rối loạn nhân cách ranh giới đang phải trải qua những trạng thái phân ly liên quan đến căng thẳng như: Giải thể nhân cách, tri giác sai tại, mất đi cảm giác đau và cuối cùng là tê liệt cảm xúc.
Theo các bác sĩ tâm lý, những triệu chứng phân ly này gây ra những ảnh hưởng đến quá trình điều trị của người mắc rối loạn nhân cách ranh giới. Nguyên nhân một phần chính là do tác động của nó lên khả năng học và ghi nhớ cảm xúc của người bệnh.
Cách điều trị bệnh rối loạn nhân cách ranh giới
Khi bắt đầu đến điều trị rối loạn nhân cách ranh giới, các bác sĩ thường sẽ hỏi han về những triệu chứng cũng như tiền sử y khoa của cá nhân, gia đình của người bệnh.
Cụ thể, bác sĩ sẽ hỏi về bất kỳ tiền sử, cũng như các triệu chứng nào của bệnh tâm thần. Trên thực tế, chứng rối loạn nhân cách ranh giới thường có khả năng chẩn đoán tương đối thấp. Chính vì lý do này mà các bác sĩ thông thường sẽ đưa ra chẩn đoán chủ yếu thông qua phỏng vấn, cũng như trao đổi, thảo luận về tiền sử, các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải.
Như đã đề cập, rất khó để có thể phân biệt chứng rối loạn nhân cách ranh giới với bệnh tâm thần khác, điển hình như trầm cảm hay rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
Tuy nhiên, rối loạn nhân cách ranh giới này có thể đi kèm với những loại bệnh lý khác như tăng huyết áp, đau lưng, viêm khớp và đau cơ xơ hóa vô cùng nguy hiểm đến sức khoẻ con người. Thậm chí, béo phì cũng được xem là một trong những tác dụng phụ của các thuốc trị rối loạn nhân cách ranh giới gây ra.
Hiện nay, chứng rối loạn nhân cách ranh giới có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý, kèm theo đó là việc sử dụng thuốc kê toa một cách điều độ. Theo đó, việc điều trị rối loạn nhân cách ranh giới đòi hỏi rất nhiều đến sự cam kết giữa bệnh nhân và bác sĩ.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tâm lý trị liệu được xem là phương pháp có thể làm giảm đi một số triệu chứng cũng như tác động tiêu cực của bệnh rối loạn nhân cách ranh giới.
Một số liệu pháp điều trị phổ biến hiện nay
Liệu pháp điều trị bằng nhận thức hành vi. Đây được xem là liệu pháp có thể giúp làm giảm sự thay đổi quá mức của tâm trạng đối với người mắc rối loạn nhân cách ranh giới. Phương pháp này đồng thời cũng giúp người bệnh xác định giá trị của họ và điều chỉnh các vấn đề khi người bệnh tương tác với những người xung quanh.
Điều trị rối loạn nhân cách ranh giới bằng liệu pháp hành vi biện chứng. Liệu pháp này sẽ giúp người bệnh chú ý đến tình huống hiện tại, điều chỉnh cảm xúc, hành vi và sự cân bằng trong các mối quan hệ xã hội xung quanh cuộc sống của họ.
Điều trị rối loạn nhân cách ranh giới bằng liệu pháp tập trung giản đồ. Theo đó, đây là liệu pháp giúp người bệnh tập trung vào cách mọi người xung quanh đánh giá chính mình. Theo các chuyên gia, đây chính là yếu tố ảnh hưởng đến cách họ phản ứng với môi trường và đối mặt với căng thẳng.
Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị rối loạn nhân cách ranh giới được cho là có khả năng làm giảm các triệu chứng như lo âu, dẫn tới trầm cảm và sự nóng nảy của người bệnh.
Tuy nhiên, những người bệnh rối loạn nhân cách ranh giới vẫn cần phải kết hợp việc thuốc với các phương pháp trị liệu tâm lý kể trên để có thể mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về chứng rối loạn nhân cách ranh giới, thấu hiểu được sự nguy hiểm mà nó mang lại để từ đó chú ý nhiều hơn đến sức khoẻ tâm lý của bản thân và các thành viên trong gia đình.