Mẹ và Con - Vào những ngày hè oi bức, chúng ta rất dễ bị say nắng, say nóng. Nếu phát hiện kịp thời, tình trạng này sẽ không để lại nhiều biến chứng. Tuy nhiên, nếu say nắng say nóng không được can thiệp đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe. Nếu bạn có một lịch trình di chuyển dày đặc trong kỳ nghỉ lễ này thì phải làm sao cho an toàn?

Chính vì vậy, một trong những kiến thức quan trọng mà bạn cần bổ sung vào mùa nắng nóng là tìm hiểu về tình trạng say nắng, say nóng.

Trong bài viết hôm nay, Tạp chí Mẹ và Con sẽ tổng hợp cho các bạn những kiến thức liên quan đến tình trạng thường gặp vào mùa hè này, nhất là trong kỳ nghỉ lễ dài này. Bạn tìm hiểu nhé!

Say nắng, say nóng là gì?

Say nắng còn được gọi là sốc nhiệt. Đây là tình trạng thường gặp khi hoạt động thường xuyên ngoài trời nắng. Tình trạng này xuất hiện khi có nhiều tia nắng chiếu vào sau gáy. Lúc này, ánh sáng mặt trời sẽ liên tục tác động nhiệt vào trung tâm điều hòa thân nhiệt. Từ đó trung tâm điều hòa thân nhiệt bị chấn động và ảnh hưởng đến chức năng điều hòa thân nhiệt. Cùng với đó là tình trạng mất nước cấp của cơ thể.

Say nóng: Là tình trạng khi cơ thể mất nước liên tục kèm theo rối loạn chức năng điều hòa thân nhiệt. Khiến cơ thể không kịp thích ứng với nhiệt độ xung quanh (khi nhiệt độ quá cao). Đặc biệt là khi làm việc liên tục trong môi trường phòng kín thiếu không khí, hầm lò, hoạt động  quá sức (chơi thể thao ở cường độ cao), làm việc nặng nhọc… sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra quá cao và cơ thể không hấp thu kịp thời. Từ đó dẫn đến say nóng.

say nắng
Say nắng

Biểu hiện của say nắng là gì ?

Một trong những đặc điểm chung của tình trạng say nắng, say nóng là cơ thể sẽ tăng thân nhiệt. Khi cơ thể tăng thân nhiệt, tuyến mồ hôi sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn để làm dịu cơ thể (điều hòa thân nhiệt). Tuy nhiên, do tuyến mồ hôi hoạt động quá nhanh nhưng cơ thể không kịp bổ sung nước dẫn đến tình trạng mất nước.

Khi cơ thể mất nước sẽ dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm như: giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, mất chất điện giải… nguy hiểm nhất là có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Bên cạnh đó, khi cơ thể mất nước còn gây ra nhiều ảnh hưởng liên quan đến nhiều cơ quan như: hô hấp, thần kinh, bệnh tim mạch

Chính vì vậy, khi say nắng sẽ có những biểu hiện như:

  • Các dấu hiệu nhẹ ban đầu: nhịp tim nhanh, mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu, buồn nôn (có thể nôn). Thông thường những dấu hiệu này sẽ không rõ ràng đối với người già
  • Nếu không khắc phục kịp thời ngay từ những giai đoạn đầu sẽ chuyển sang các triệu chứng như: rối loạn chức năng thần kinh, kích động, lú lẫn, nên sảng, co giật, mất cảm giác, thậm chí là hôn mê. Thân nhiệt tăng quá cao còn gây mất điện giải nặng, rối loạn thăng bằng kiềm – toan, xuất huyết do rối loạn đông máu nặng, rối loạn chức năng đa cơ quan …
  • Khi cơ thể nóng lên đến 42.5 độ C thì các enzyme bị bất hoạt, chuyển hóa bị rối loạn gây suy chức năng các bộ phận khác. Khi cơ thể lên đến 43 độ C thì các protein bị đông vón. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng hoạt tử gây suy đa tạng khó hồi phục

Phương pháp sơ cứu người bị say nóng, say nắng

Tình trạng say nóng, say nắng nếu không được xử trí kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, các bạn cần nắm vững kiến thức để sơ cứu người bị say nóng, say nắng như sau:

  • Ngay lập tức chuyển người bị say nóng, say nóng vào nơi mát mẻ, thoáng gió
  • Cởi bớt cúc áo, bỏ áo khoác để nhiệt thoát ra ngoài dễ hơn. Cho uống nước pha muối để cân bằng điện giải
  • Bạn nên chườm người bệnh bằng khăn lạnh hoặc nước đá ở những nơi có vị trí động mạch như: cổ, háng, nách…
  • Cùng lúc đó các bạn nên gọi cấp cứu hay trực tiếp đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý quan trọng là trong quá trình vận chuyển nạn nhân cần phải chườm lạnh liên tục cho người bệnh

Chú ý: Nếu nạn nhân hôn mê và không uống được nước, sốt tăng cao, kèm theo nhiều triệu chứng đau ngực, đau bụng và khó thở thì nên chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Phương pháp sơ cứu người bị say nắng

Cách phòng tránh tình trạng say nắng hiệu quả

Uống nước ĐÚNG và ĐỦ

Đổ mồ hôi là cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm điều hòa thân nhiệt. Chình vì vậy, các bạn nên cung cấp đủ nước trong cơ thể để cơ chế tiết mồ hôi hiệu quả hơn. Bên cạnh uống nước các bạn nên bổ sung thêm thực phẩm như rau xanh để cơ thể bổ sung thêm nhiều dưỡng chất. Bạn nên tạo thói quen uống nước thường xuyên dù không có cảm giác khác. Đặc biệt, bạn có thể uống nước điện giải để bù nước cho cơ thể.

Tập thể dục thể thao điều độ

Tập thể dục thường xuyên là thói quen tốt bạn nên duy trì. Khi cơ thể tập luyện thể thao thường xuyên  sẽ giúp tăng cường sức bền cho cơ thể. Đây cũng là cách giúp cơ thể chịu được thòi tiết nóng bức tốt hơn. Tuy nhiên, các bạn nên tập luyện thể thao ở nơi thoáng mát. Tránh hoạt động ở nơi có nhiều ánh nắng trực tiếp. Bên cạnh đó, các bạn nên bổ sung nước thường xuyên trong quá trình tập luyện để tránh tình trạng mất nước.

Che chắn cẩn thận

Như đã nói ở trên, nguyên nhân chính của tình trạng say nắng, say nóng là do tác động nhiệt từ ánh sáng mặt trời. Chính vì vậy, một trong những phương pháp giúp phòng ngừa say nắng hiệu quả là che chắn khỏi trời nắng. Bạn nên dùng nón, áo khoác mỗi khi di chuyển ngoài trời vào khung giờ nắng gắt. Hơn nữa, các bạn cũng nên dùng khăn che chắn phần sau gáy để phòng tránh say nóng.

Chọn trang phục sáng màu

Các trang phục sáng màu sẽ giúp phản nhiệt tốt hơn những trang phục tối màu. Chính vì vậy, vào những ngày hè nắng nóng các bạn nên mặc những trang phục sáng màu nhằm giảm lượng nhiệt hấp thu vào cơ thể.

Thường xuyên theo dõi thời tiết

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng theo dõi các thông tin thời tiết trên nhiều phương tiện. Việc theo dõi thời tiết sẽ giúp bạn nắm được các chỉ số thời tiết trong nhiều ngày sau. Nhiệt độ, chỉ số UV… cao cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ say nắng, say nóng hơn.

Cách phòng tránh say nắng

Mùa hè được xem là thời điểm thích hợp để đi du lịch. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm dễ mắc nhiều bệnh mùa hè. Đặc biệt là dễ gặp tình trạng say nắng, say nóng. Mẹ và Con hy vọng rằng với những thông tin trên đây các bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích để phòng tránh tình trạng nguy hiểm này. 

Bài viết liên quan