Mẹ và Con - Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá giúp bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời. Việc bảo vệ nguồn dinh dưỡng quý giá này là rất quan trọng. Bên cạnh thói quen sinh hoạt hàng ngày, chế độ ăn uống cũng quyết định rất lớn đến chất lượng của nguồn sữa mẹ. Vì vậy, bên cạnh các thực phẩm tốt cho sữa, mẹ cũng nên "đề phòng" nhóm thực phẩm gây mất sữa sau sinh.

Trong quá trình nuôi con, mối quan tâm hàng đầu của nhiều mẹ chính là chất lượng sữa. Nếu mẹ cũng đang “đau đầu” về vấn đề này hãy “note” lại ngay danh sách những thực phẩm gây mất sữa sau sinh sau đây nhé!

Xem thêm: 7 thức uống lợi sữa dành cho mẹ sau sinh

Các thực phẩm gây mất sữa sau sinh

Các thực phẩm chứa caffeine

Chocolate hay cà phê là những thực phẩm chứa nhiều caffeine. Theo nhiều nghiên cứu nếu mẹ hấp thu nhiều caffeine trong quá trình cho con bú sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé. Mặc dù hàm lượng caffeine đi vào sữa thường sẽ ít hơn 1%. Cơ thể bé khi hấp thu “gián tiếp” chất này sẽ không thể phát hủy và gây ra tình trạng khó chịu, quấy khóc. Nếu mẹ cần caffeine để tỉnh táo trong sinh hoạt hay công việc hàng ngày hãy dùng các thực phẩm chứa caffeine một cách điều độ. Hạn chế lượng caffein không quá 300 miligam mỗi ngày.

Bên cạnh đó, một số loại trà phổ biến như: hồng trà, lục trà… chứa hàm lượng caffeine rất cao. Mẹ có thể giảm xuống khoảng 1 – 2 ly. Tốt nhất là nên đợi sau khi cho con bú mẹ mới uống trà, lúc này cơ thể sẽ có thời gian để xử lý các chất này.

Ngược lại các loại trà thảo mộc lại là lựa chọn phù hợp, vì hầu hết các loại trà này không chứa hàm lượng caffeine. Nhưng khi dùng các mẹ cũng cần chú ý, vì một vài loại trà thảo dược mang tính dược lý nên có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ. Các loại trà thảo mộc có thể làm giảm nguồn sữa bao gồm: trà cây lưu ly hoặc trà hoa chuông và bất kỳ loại trà nào có chứa ma hoàng, nhân sâm, black cohosh, lô hội, cam thảo hoặc húng quế.

Măng

Khi nhắc đến những thực phẩm gây mất sữa sau sinh thì không thể bỏ qua măng. Đây được xem là “thủ phạm” gây ra tình trạng mất sữa mẹ. Hơn nữa, hàm lượng độc HCN có trong măng cũng rất độc hại và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ sơ sinh, nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy rằng những độc tố trong măng có thể hòa tan trong nước và bay hơi trong quá trình đun sôi. Nhưng nên cẩn thận vẫn đúng hơn mẹ nhỉ?

thực phẩm gây mất sữa sau sinh

Thực phẩm gây mất sữa sau sinh – Rượu và thuốc lá

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng rượu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé. Mặc dù chỉ cần một lượng nhỏ đi vào sữa mẹ nhưng các thành phần trong rượu cần ít nhất 1 – 2 tiếng để chuyển hóa nên. Bên cạnh rượu, thuốc lá cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất sữa vì những thành phần độc hại trong thuốc lá. Ngay cả khi mẹ “hút thuốc lá thụ động” cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sữa.

Bắp cải

Đây là thực phẩm giá rẻ và dễ tìm nên xuất hiện trong rất nhiều món ăn của gia đình. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu, bắp cải có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc tiết sữa từ đó ảnh hưởng đến lượng sữa cho bé. Và thêm một yếu tố quan trọng nữa là bắp cải có tính hàn, nếu ăn nhiều rất dễ bị lạnh bụng, đau bụng.

Bên cạnh đó, thực phẩm gây mất sữa sau sinh này còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé nếu mẹ ăn nhiều trước khi  cho con bú. Nếu muốn dùng bắp cải trong thực phẩm, các mẹ có nên cho thêm chút gừng để vào món ăn để giảm tính hàn của bắp cải.

Rau mùi tây

Trong nhiều món ăn không thể thiếu rau mùi để tăng hương vị, tuy nhiên ít mẹ biết rằng đây là nhóm thực phẩm có thể gây mất sữa và giảm khả năng tiết sữa. Chính vì vậy, nếu chế biến thức ăn cho bà mẹ đang cho con bú các bạn không nên bỏ rau mùi tây  để tránh ảnh hưởng đến nguồn sữa nhé!

Bạc hà – Thực phẩm gây mất sữa sau sinh

Tuy rằng dùng một lượng nhỏ bạc hà có thể không ảnh hưởng đến cơ thể và chất lượng của sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu dùng thường xuyên những thực phẩm có chiết xuất từ bạc hà như: thuốc ho bạc hà, kẹo bạc hà, trà bạc hà… thì sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa rõ rệt. Nhiều trường hợp có thể gây mất sữa.

Bạc hà - Thực phẩm gây mất sữa sau sinh

Thực phẩm gây mất sữa sau sinh: Nhóm thực phẩm cay nóng

Nếu như trong quá trình cho con bú mà các mẹ thường xuyên dùng thực phẩm cay nóng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ. Nếu bé tiêu thụ phải nguồn sữa này sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy, nổi mẩn đỏ, đau bụng…

Nguyên nhân là vì trong thực phẩm cau có chứa tiêu, ớt… gây kích ứng ở trẻ sơ sinh. Tỏi là loại gia vị cay và có mùi hăng khó chịu, có thể gây mùi trong sữa và khiến bé không muốn bú mẹ. Nếu dùng nhiều còn ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa.

Xem thêm: 5 cách kích sữa cho con bú 

Những nguyên nhân gây ra tình trạng mất sữa

Bên cạnh nắm kiến thức về thực phẩm gây mất sữa sau sinh, các bạn cũng cần tìm hiểu về những nguyên nhân gây mất sữa sau đây:

  • Sử dụng thuốc: Nhiều trường hợp mẹ uống thuốc trong quá trình cho con bú sẽ bị tắt sữa vì một vài thành phần nhất định. Đặc biệt là các loại thuốc điều trị dị ứng, thuốc thông mũi, thuốc lợi tiểu,… có thành phần là Pseudoephedrine
  • Băng huyết sau sinh: Có thể gây ảnh hưởng tới thời điểm sữa về và lượng sữa mẹ tiết ra
  • Suy giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém: Vấn đề sức khỏe này có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa, thậm chí gây tắc tuyến sữa.  Vì tuyến giáp giúp điều hòa 2 hormone prolactin và oxytocin liên quan đến quá trình sản xuất sữa
  • Yếu tố về môi trường: Chất độc, khói bụi, ô nhiễm môi trường cũng là yếu tố ảnh hưởng nhất đến quá trình sản xuất sữa
  • Stress: Sức khỏe tinh thần liên quan rất lớn đến sức khỏe thể chất, nên stress có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh sữa. Nếu mẹ bị căng thẳng trong thời gian dài có thể gât tắc tia sữa…

Có thể mẹ chưa biết: 5 lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Nguyên nhân gây ra tình trạng mất sữa

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Chính vì vậy, việc “bảo vệ” nguồn dinh dưỡng này là điều rất quan trọng. Hy vọng với những thông tin về thực phẩm gây mất sữa sau sinh trên đây các bạn sẽ cân đối lại thực đơn để giúp nguồn sữa tiết ra điều đặn và chất lượng. Mẹ và Con chúc hành trình chăm sóc con của mẹ thật hạnh phúc nhé!

Bài viết liên quan