Ngô chứa một lượng lớn protein và carbohydrate – thành phần cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết để hoạt động. Mặc dù về phương diện khoa học, ngô không cung cấp nhiều dinh dưỡng như những thực phẩm khác nhưng nó vẫn là thực phẩm có vị ngọt tự nhiên mà các bé rất thích, đồng thời là món ăn cầm tay tập cho bé nhai tốt nhất khi bước vào giai đoạn trưởng thành về ăn dặm của trẻ.
Thành phần dinh dưỡng trong 1 bát ngô nấu chín gồm:
Vitamin | Khoáng chất |
|
|
Ngoài ra, ngô còn chứa một lượng nhỏ selen, mangan, đồng và kẽm.
Khi nào nên giới thiệu ngô cho trẻ ăn dặm?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng chi nên cho trẻ ăn ngô khi bé đã bước vào giai đoạn trưởng thành hoàn toàn về ăn dặm (10-12 tháng tuổi). Lý do là vì, tuy ngô không nằm trong danh sách 8 thực phẩm gây dị ứng nhiều nhất, nhưng dù sao cũng có một số người bị dị ứng với ngô. Do đó, tốt nhất là hãy đợi đến khi bé tròn 1 tuổi để hạn chế nguy cơ dị ứng. Không những vậy, ngô cũng có thể khiến trẻ dễ bị hóc, nghẹn, gây nguy hiểm nếu cho trẻ ăn quá sớm.
Ngoài ra, trong những năm đầu đơi trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Nhưng thành phần chủ yếu của ngô chỉ là tinh bột và carbohydrat. Do đó, chỉ xem ngô là nguyên liệu để kết hợp với các thực phẩm khác để tạo vị ngọt giúp bé dễ ăn chứ không phải là thực phẩm chính.
Một điều nữa bạn cũng nên quan tâm là ngô có thể khiến trẻ bị khó tiêu, do đó khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện thì bạn không nên cho bé ăn ngô. Tốt nhất bạn nên có lời khuyên của bác sĩ trước khi quyết định dùng ngô trong các bữa ăn của trẻ.
Ngô chứa hàm lượng chất xơ cơ, chất chống oxy hóa nhờ đó giúp ngăn ngừa và phòng nhiều bệnh như ung thư. Ngoài ra, chất xơ không hòa tan có trong ngô còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả.
Cách bảo quản ngô đúng cách
Khi mua ngô, ưu tiên chọn những trái ngô tươi, còn chắc hạt, tránh mua ngô đã mềm, hạt thưa thớt. Sau khi mua về, rửa sạch rồi tách lấy hạt ngô ra khỏi cùi rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Riêng đối với cùi ngô, bạn có thể nấu chung với nước và dùng nước này để nấu cháo hoặc thêm vào các món ăn dặm của trẻ để tạo vị ngọt cho bé dễ ăn hơn.
Một vài món ăn từ ngô cho bé:
Ngô nghiền
Chuẩn bị:
– Số lượng ngô vừa đủ
Thực hiện:
– Ngô mua về, gỡ bỏ sạch râu rồi mang rửa sạch, sau đó tách hạt.
– Cho ngô vào nước sôi luộc chín.
– Đợi ngô nguội thì cho vào bát nghiền nhuyễn.
– Trộn với nước hoặc sữa để tạo hỗn hợp sệt giúp bé dễ ăn và tiêu hóa tốt hơn.
Ngô, táo và khoai lang
Chuẩn bị:
– 1 chén nhỏ hạt ngô
– 1 quả táo, gọt vỏ và thái hạt lựu
– 1 của khoai lang, gọt vỏ và thái hat lựu
Thực hiện:
– Luộc chín ngô, để sang một bên. Táo và khoai lang hấp chín.
– Cho ngô, táo và khoai tây vào bát nguyễn nhiền hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
– Thêm ít nước, trộn đều để tạo hỗn hợp nhuyễn mịn. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho bé ăn dần.
Ngô và súp lơ, sữa chua
Chuẩn bị:
– 1 chén hạt ngô
– 1 chén súp lơ – rửa sạch và cắt nhỏ
– 1 cốc sữa chua
– 1 ít tiêu
Thực hiên:
Ngô luộc hoặc hấp chín. Súp lơ hấp chín mềm.
– Cho cả ngô và súp lơ vào máy xay nhuyễn. Thêm sữa chua và 1 ít tiêu vào máy, tiếp tục xay cho đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn.
– Cho bé ăn ngay hoặc có thể bảo quản trong tủ lạnh cho bé ăn dần.
Những thực phẩm có thể kết hợp với ngô:
- Táo
- Cà rốt
- Đậu xanh
- Khoai tây
- Đậu Hà Lan
- Bí đỏ
- Gạo lức
- Thịt gà
- Đậu lăng
- Thịt bò