Ở tháng đầu tiên, những lưu ý khi mang thai cả về chế độ dinh dưỡng, việc bổ sung axit folic, chế độ luyện tập hay việc chảy máu âm đạo đều là những vấn đề cần đặc biệt chú ý.
1. Về chế độ dinh dưỡng
Ngay từ tháng đầu mang thai, mẹ bầu không nên lơ là về chế độ dinh dưỡng. Mẹ bầu nên duy trì một thực đơn đa dạng và đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là bổ sung các chất tốt cho người mang thai. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ, đồng thời tăng cường trái cây và rau xanh. Nên tham khảo các thực đơn cho người mang thai tháng đầu để có cách điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, phòng ngừa các triệu chứng táo bón hay tiểu đường thai kì.
2. Bổ sung axít folic
Theo các chuyên gia, trong vòng 28 ngày đầu tiên của thai kỳ sẽ diễn ra quá trình phát triển ống thần kinh thành não và tủy sống. Do đó, nên bổ sung axit folic ngay từ những ngày đầu để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi. Nếu mẹ bầu ko kịp bổ sung axít folic trong giai đoạn này, nguy cơ trẻ mắc các dị tật ống thần kinh, dẫn đến sự phát triển bất thường của não và tủy sống có thể tăng đến 70%.
Bổ sung axit folic trong những tháng đầu mang thai là một lưu ý hết sức quan trọng (Ảnh minh họa).
Về hàm lượng, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung khoảng 600mcg axít folic mỗi ngày. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp thai nhi có nguy cơ dị tật cao có thể sẽ cần bổ sung axít folic nhiều hơn theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý uống axit folic bổ sung vì sự dư thừa dưỡng chất này cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
Ngoài việc bổ sung axít folic hay còn gọi là vitamin B9, các vitamin nhóm B khác cũng rất quan trọng đối với mẹ bầu ở tháng đầu tiên. Điển hình như Vitamin B12 sẽ có tác dụng ngăn ngừa dị tật thai nhi, vitamin B6 hạn chế chứng ốm nghén. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung các nhóm vitamin B khác theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Luyện tập khi mang thai tháng đầu
Rất nhiều mẹ bầu lầm tưởng rằng khi mang thai cần “đi nhẹ, nói khẽ” và ít vận động để bảo vệ thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, một trong những lưu ý khi mang thai vô cùng quan trọng là những bài tập thể dụng nhẹ nhàng khi mang thai không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ mà còn rất có lợi cho sự phát triển của em bé trong bụng.
Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện để lựa chọn phương pháp phù hợp với mình nhất vì giai đoạn mang thai tháng đầu khá “nhạy cảm”, thai nhi còn quá nhỏ và mẹ bầu vẫn chưa kịp quen với sự thay đổi của cơ thể. Nên sẽ có không ít các trường hợp được bác sĩ khuyên không nên vận động với một số mẹ bầu có vấn đề về sức khỏe, hoặc có tiền sử sinh non, sảy thai…
3. Đặc biệt lưu ý với những triệu chứng ra máu âm đạo
Chảy máu âm đạo trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể là báo động “đỏ” về vấn đề sức khỏe quan trọng. Do đó, khi thấy xuất hiện chảy máu âm đạo, mẹ bầu không cần quá lo lắng, nhưng phải đến ngay bác sĩ để có phương hướng xử lý kịp thời khi gặp vấn đề nghiêm trọng.
Ra máu âm đạo trong thời gian đầu thai kì cần hết sức lưu ý (Ảnh minh họa).
Trong trường hợp mẹ bầu bị chảy máu âm đạo kèm theo các triệu chứng đau bụng dưới, co thắt, mệt mỏi, đau lưng, chuột rút… mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu nên khám thai càng sớm càng tốt. Những thăm khám trong giai đoạn đầu có thể giúp loại trừ những mối lo ngại về các biến chứng thai kì và dị tật thai nhi.
Hy vọng với những lưu ý khi mang thai tháng đầu trên đây, sẽ giúp những người lần đầu làm mẹ biết mình nên làm gì để có cách chăm sóc thai nhi một cách tốt nhất ngay từ khi nhận tin mình “hai vạch”.