Mẹ&Con – Nhiều người cho rằng, chất ngọt nhân tạo có thể tăng nguy cơ ung thư, ảnh hưởng tiêu cực đến lượng máu và sức khỏe đường ruột. Thế nhưng, các cơ quan y tế lại nghĩ chúng an toàn và phù hợp đối với những người ăn kiêng hoặc giảm cân. Vậy chất làm ngọt nhân tạo thực tế là tốt hay xấu? 7 vấn đề về sức khỏe bé có thể gặp phải khi ăn quá nhiều đồ ngọt Con chỉ mê đồ ngọt, có thể mắc bệnh tiểu đường? Làm sao để con bỏ uống nước ngọt?

Chất ngọt nhân tạo là gì?

nhan-tao

Chất ngọt nhân tạo có vị ngọt cao gấp vài nghìn lần đường ăn thông thường. (Ảnh minh họa)

Chất làm ngọt nhân tạo là những chất hóa học được thêm vào một số thực phẩm và đồ uống để làm cho chúng có vị ngọt, nhằm mục đích thay thế đường.

Chúng còn được coi như là “chất làm ngọt dữ dội” bởi có thể cung cấp một hương vị tương tự như đường ăn nhưng lại ngọt ngào hơn gấp vài nghìn lần.

 

Chất ngọt nhân tạo: Tốt hay xấu?

nhan-tao

Chất làm ngọt nhân tạo (Ảnh minh họa)

Chất ngọt nhân tạo và cân nặng

Một số người cho rằng, các chất làm ngọt nhân tạo có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, gây tăng cân; bởi vì chúng có vị ngọt nhưng thiếu năng lượng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng, những người tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo cảm thấy ít đói và tiêu thụ calo thấp hơn so với những người sử dụng đường thông thường.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn chứng minh, uống nước giải khát có chất làm ngọt nhân tạo thường xuyên có thể giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 1,3-1,7. Nhưng lưu ý là khi bạn dùng loại đồ uống này thì phải kết hợp với chế độ ăn lành mạnh mới có thể giảm cân được.

Chất ngọt nhân tạo và bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường có thể dùng chất làm ngọt nhân tạo để bổ sung vị ngọt trong các món ăn vì chúng không làm tăng lượng đường trong máu hoặc nồng độ insulin. Tuy nhiên, do các nghiên cứu chỉ đứng ở góc độ quan sát nên chưa thể chắc chắn về điều này và vẫn đang được nghiên cứu thêm. Vì vậy, khi dùng chất tạo ngọt nhân tạo bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để quyết định xem có nên sử dụng chúng hay không.

Chất ngọt nhân tạo và bệnh ung thư

Hơn 30 nghiên cứu được thực hiện ở người đã chứng minh rằng, chất làm ngọt nhân tạo và các nguy cơ phát triển ung thư không liên quan đến nhau. Điều này, cũng được đánh gía bởi các cơ quan quản lý Mỹ và châu Âu. Họ đều đồng ý rằng, các chất làm ngọt nhân tạo sử dụng với lượng vừa phải không làm tăng nguy cơ ung thư.

Chất ngọt nhân tạo và sâu răng

Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn có trong miệng gặp đường ngọt và lên men, sản sinh axit có thể làm hỏng men răng. Không giống như các loại đường, chất ngọt nhân tạo không gây ra phản ứng với các vi khuẩn ở đây. Điều này đồng nghĩa với việc chúng không có khả năng gây sâu răng.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng chất tạo ngọt sucralose có ít khả năng gây sâu răng hơn đường. Vì lý do này, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép các sản phẩm có trên thị trường chứa sucralose để làm giảm sâu răng.

Ngoài ra, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) còn cho rằng tất cả các chất làm ngọt nhân tạo khi tiêu thụ sẽ giúp trung hòa axit, ngăn ngừa sâu răng rất tốt.

Chất tạo ngọt nhân tạo và các triệu chứng đau đầu, co giật

Chất làm ngọt nhân tạo có khả năng gây ra đau đầu, trầm cảm hoặc co giật ở một số người có cơ địa nhạy cảm và dễ dị ứng. Đây là một tác dụng phụ của chất tạo ngọt nhân tạo. Nhưng nhìn chung, việc sử dụng chúng để thay thế các loại đường ngọt thông thường vẫn mang nhiều lợi ích hơn, chẳng hạn như giảm cân, kiểm soát lượng đường trong máu, bảo vệ sức khỏe răng miệng.

7 chất tạo ngọt được phép sử dụng ở Mỹ và một số nước châu Âu:

nhan-tao

(Ảnh minh họa)

– Aspartame: Ngọt hơn đường ăn 200 lần, được biết đến dưới tên thương hiệu NutraSweet, Equal hoặc Sugar Twin.

– Acesulfame kali: Ngọt hơn đường ăn 200 lần, thích hợp để nấu ăn và được biết đến dưới tên thương hiệu Sunnet hoặc One Sweet.

– Advantame: Ngọt hơn đường ăn 20.000 lần, phù hợp để nấu ăn.

Aspartame-acesulfame salt: Ngọt hơn đường ăn 350 lần và được biết đến dưới tên thương hiệu Twinsweet.

– Neotame: Ngọt hơn đường ăn 13.000 lần, thích hợp để nấu ăn và được biết đến dưới tên thương hiệu Newtame.

– Saccharin: Ngọt hơn đường ăn 700 lần. Nó được biết đến dưới tên thương hiệu Sweet’N Low, Sweet Twin hoặc NECTA Sweet.

Sucralose: Ngọt gấp 600 lần đường, phù hợp cho nấu ăn, làm bánh và pha trộn với các loại thực phẩm có tính axit. Nó được biết đến dưới tên thương hiệu Splenda.

Tags:

Bài viết liên quan