Mẹ và Con - Tất tần tật những thay đổi khi có thai tháng đầu những băn khoăn của mẹ về có thai tháng đầu sẽ được chia sẻ trong bài viết này. Mẹ sẽ không còn phải bỡ ngỡ hay lo lắng gì nữa nhé! Chúc mẹ khỏe, bé vui nhé!

Có thai tháng đầu, thường thì tháng đầu của thai kỳ sẽ được tính vào tuần thứ ba sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ bầu. Vào những ngày đầu tiên của giai đoạn bầu bí, bạn sẽ có những thay đổi về thể chất và cảm xúc vô cùng thú vị. Cùng tìm hiểu với Mẹ và Con để “mẹ tròn con vuông” nhé!

Biểu hiện có thai tháng đầu

Thật ra, những dấu hiệu có thai một tháng sẽ không hề rõ ràng chút nào. Tuy nhiên, nếu tinh ý thì bạn vẫn có thể nhận ra những thay đổi rõ rệt nhất của cơ thể như sau:

  • Trễ kinh: Nếu như bình thường bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, thì biểu hiện thay đổi về “ngày đèn đỏ” sẽ là dấu hiệu mang thai đáng tin nhất.
  • Mệt mỏi: Đây là biểu hiện thường gặp nhất khi mang thai, lý do là sự thay đổi về nội tiết tố progesterone.
  • Táo bón: Khi mang thai sẽ kéo theo nhiều sự thay đổi. Trong đó, quá trình đi đại tiện sẽ diễn ra không suôn sẻ như trước. Nguyên nhân là do sự thay đổi của nội tiết tố bên trong ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể.
  • Đầy hơi: Sự thay đổi nội tiết tố không những gây mệt mỏi hay táo bón mà còn dẫn đến tình trạng đầy hơi khó tiêu, khiến bạn nhầm lẫn với những biểu hiện của tiền kinh nguyệt. Để khắc phục dấu hiệu khó chịu này, bạn nên bổ sung nhiều chất xơ và vận động vừa phải.
  • Co thắt bụng: Mẹ bầu thường bị co thắt tử cung nhẹ khi có thai tháng đầu, cảm giác này thường bị hiểu lầm là dấu hiệu của kinh nguyệt. Nếu đau bụng nhiều hoặc gây khó chịu, các mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về những biện pháp giảm đau thích hợp.
  • Ngực đau: Thông thường khi có thai, bầu ngực sẽ trở nên nhạy cảm và đôi lúc có cảm giác đau. Hiện tượng này sẽ giảm dần sau một vài tuần khi cơ thể đã quen với sự thay đổi nội tiết tố.
  • Buồn nôn: Ốm nghén buồn nôn sẽ ít xảy ra trong vòng một tháng đầu khi mang thai. Thế nhưng, nếu mẹ có cơ địa nhạy cảm hay yếu hơn bình thường sẽ có trải nghiệm “khó chịu” này sớm hơn. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên bổ sung nhiều nước, đảm bảo cung cấp đủ vitamin để làm giảm cơn buồn nôn. Mẹ bầu cũng có thể trang bị một ít kẹo gừng để dùng khi cảm thấy buồn nôn.
  • Đi tiểu thường xuyên: Khi có thai tháng đầu lượng máu trong cơ thể của mẹ bầu sẽ tăng lên và thận phải làm việc nhiều hơn để có thể xử lý các chất dư thừa. Tuy biểu hiện này sẽ giảm dần và thường không rõ ràng, nhưng cũng khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, nhất là khi ra ngoài.

Thật ra khi mang thai tháng đầu, nhiều khả năng bạn sẽ không hề gặp tình trạng nào trong danh sách trên. Vì vậy, đừng quá lo lắng khi cơ thể mình không thay đổi như trên nhé. 

dấu hiệu mang thai

Có thai tháng đầu, sự thay đổi toàn diện

Sự phát triển của phôi thai

Đây là một quá trình rất kỳ diệu và tuyệt vời. Sau khi được thụ tinh, trứng bắt đầu di chuyển từ ống dẫn đến tử cung rồi bám dính vào niêm mạc tử cung. Qua một khoảng thời gian nhất định, trứng sẽ phân chia thành nhiều tế bào và hình thành một phôi thai.

Vào tháng thứ hai, phôi thai sẽ dần hình thành cột sống, tay chân cũng như các tế bào não và dây thần kinh. Bên cạnh đó, mắt và tai cũng dần được hoàn thiện.

Thay đổi từ chính cơ thể mẹ bầu

Khi biết mình có thai, mỗi mẹ sẽ phản ứng lại bằng những cảm xúc khác nhau, trạng thái cũng thay đổi liên tục. Các mẹ đừng lo lắng nhé, vì đây hoàn toàn là những biểu hiện bình thường do sự thay đổi của hormone gây ra.

Có thai 1 tháng đầu nên ăn gì?

Dưới đây là danh sách những thực phẩm, nhóm thực phẩm được Mẹ và Con khuyến khích mẹ bầu có thai tháng đầu nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình:

  • Thực phẩm chứa axit folic: Những loại rau xanh, các loại hạt đậu nguyên hạt, quả bơ, nước cam hay ngũ cốc nguyên chất đều chứa nhiều axit folic. Đây là một dưỡng chất rất cần thiết có sự phát triển của thai nhi, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.
  • Các thực phẩm nhiều sắt để phòng ngừa tình trạng thiếu máu như: gan, đậu, thịt đỏ, hạt óc chó, hạnh nhân, nho khô…
  • Uống đủ lượng nước hàng ngày
  • Bổ sung thêm sữa tươi tiệt trùng và các chế phẩm từ sữa như phô mai hay sữa chua sẽ giúp cơ thể bổ sung nhiều canxi. Hỗ trợ tim, xương và răng của thai nhi cũng như mẹ bầu phát triển khỏe mạnh.
  • Các loại rau, trái cây: Bắp cải, bông cải xanh, những quả màu nóng như dâu tây, cam, quýt, bưởi chứa nhiều vitamin C. Đây là chất giúp tăng cường hệ miễn dịch rất tốt.
  • Các thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, bánh mì ngũ cốc, gạo lứt, rau xanh, dưa gang, ổi… sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ.
  • Các loại hạt là thực phẩm giàu protein, giúp phát triển các mô của thai nhi, hỗ trợ cơ thể mẹ bầu tái tạo tế bào cơ ngực và tử cung.

Những thực phẩm nên tránh

Dưới đây là những thực phẩm phụ nữ mang có thai tháng đầu nên hạn chế

  • Trứng sống: Chứa nhiều vi khuẩn có hại
  • Đu đủ xanh, măng tươi, dứa thơm chưa chín: Gây co thắt tử cung khiến mẹ đối diện với nguy cơ sảy thai
  • Các thức uống có cồn
  • Sữa tươi chưa qua tiệt trùng
  • Thịt các loại cá lớn như cá kiếm, cá mập, cá thu lớn… vì chúng chứa nhiều thủy ngân

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên mẹ bầu nên tránh:

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A như gan động vật.
  • Các loại cá chứa nhiều thủy ngân như: cá ngừ xanh, cá kiếm, cà thu, lươn vàng, trứng cá tầm muối vì thủy ngân có ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của thai nhi
  • Đồ tái sống như nem chua, gỏi hoặc thức ăn để lạnh, đồ ăn chế biến sẵn, phô mai chưa tiệt trùng, pate đông lạnh bởi chúng có thể chứa một loại vi khuẩn có tên là Listeria monocytogenes gây bệnh cho mẹ và có thể làm sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Thực phẩm quá mặn, nhiều muối hay thực phẩm chứa nhiều đường
  • Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, caffein

mang thai tháng đầu

Trên đây là những điều về có thai tháng đầu mà mẹ bầu cần ghi ngay vào cẩm nang chăm sóc thai nhi của mình. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh! 

Bài viết liên quan