Mẹ&Con – Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh lớn nhất của các chị em khi đến ngày “đèn đỏ”. Vậy nguyên nhân nào khiến chị em trở nên mệt mỏi, đau đớn đến mất ăn mất ngủ? Lời giải cho những thắc mắc của bạn đây! "Cấp cứu" đau bụng kinh bằng các thực phẩm có trong nhà bếp 9 rắc rối nho nhỏ phải trải qua trong kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ Đến kỳ kinh nguyệt vẫn nên tập thể dục

Đau bụng kinh, do đâu?

Nguyên nhân khiến chị em đau bụng kinh là đây! 4

Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. (Ảnh minh họa)

Thực tế, có gần 80% phụ nữ đã trải qua những cơn đau bụng kinh, nhưng lại rất ít người chịu tìm hiểu về nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị.

Khi đến ngày “đèn đỏ”, có người đau bụng kinh đến mức đứng ngồi không yên, nhưng lại có người dường như không thấy có triệu chứng gì. Theo các nhà khoa học, sở dĩ diễn ra sự khác biệt này là do liên quan đến định lượng protein phản ứng C (Hs – CRP) của cơ thể. Loại protein phản ứng C siêu nhạy có liên quan mật thiết đến hội chứng tiền kinh nguyệt.

Nhóm phân tích đến từ Đại học California (Mỹ) phát hiện, Hs – CRP là một chất phản ứng ở giai đoạn cấp. Chất phản ứng này được sản xuất ở gan và bài tiết vào máu vài giờ sau khi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm. Đây là mốc đánh giá mức độ viêm nhiễm của cơ thể. Nếu cơ thể người phụ nữ chứa nhiều loại protein này càng có thể là do trong người họ có triệu chứng viêm. Từ đó, tình trạng đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn.

Có thể nói, các nhân tố liên quan đến hội chứng tổng hợp tiền kinh nguyệt là rất phức tạp. Trong đó, hội chứng viêm đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiền kinh nguyệt. Khi các cơn đau bụng kinh bắt đầu cũng giống như các cơn đau tim bắt đầu xuất hiện.

Biện pháp giảm đau bụng kinh

Nguyên nhân khiến chị em đau bụng kinh là đây! 5

Để giảm đau bụng kinh, bạn nên nằm hơi co người và nghiêng về bên phải (Ảnh minh họa)

Mặc dù, Tây y chưa tìm ra được loại thuốc đặc trị hội chứng tiền kinh nguyệt, ngoại trừ dùng thuốc giảm đau. Nhưng để giảm bớt triệu chứng đau bụng kinh, chị em có thể áp dụng một vài bí quyết theo nền y học Đông y dưới đây:

– Chườm nước ấm.

– Giã nát hoặc cắt từng lát gừng tươi rồi đắp lên vùng bụng dưới khoảng 5 đến 7 phút.

– Xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phía bụng dưới.

– Massage nhẹ nhàng phần bụng dưới trong những ngày hành kinh.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

– Bổ sung 1.200 mg canxi mỗi ngày bằng cách uống nhiều sữa hoặc ăn sữa chua.

– Tập các động tác thể dục nhẹ nhàng hoặc tập yoga, đi bộ, giữ tinh thần luôn được thoải mái.

Tags:

Bài viết liên quan