Mẹ và Con - Theo một nghiên cứu mới, nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khởi phát sớm và chúng ta có thể khắc phục các nguy cơ này.

Nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các bệnh liên quan đến sa sút trí tuệ cao hơn ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên, 40% các trường hợp bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ có thể được phòng ngừa bằng cách giải quyết các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được.

Vậy, những nguy cơ nào có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe não bộ?

Sa sút trí tuệ và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Sa sút trí tuệ là một chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi, khiến người bệnh bị suy giảm trí nhớ cũng như hạn chế khả năng suy nghĩ, thực hiện các hoạt động hằng ngày. Trong đó, bệnh Alzheimer là căn bệnh thường gặp nhất ở bệnh nhân bị sa sút trí tuệ, chiếm tỷ lệ đến khoảng gần 70%.

Chứng sa sút trí tuệ thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên, ngoài yếu tố lão hóa thì còn có các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi. Cụ thể, sa sút trí tuệ và đặc biệt là bệnh Alzheimer là hậu quả của quá trình trao đổi chất trong não bị tổn hại. 

nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer 

Các chuyên gia cho biết, mặc dù nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer vẫn chưa được biết rõ nhưng có một số yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh Alzheimer. 

Việc thực hiện các thói quen lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnhAlzheimer. Quan trọng là bạn cần nắm được các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khởi phát ở người trẻ để có cách phòng ngừa phù hợp. Dưới đây sẽ là các yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer phổ biến:

Căng thẳng thần kinh

Dường như bất kỳ ai trong chúng ta cũng từng, hoặc sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Tuy nhiên, nếu bạn không tìm cách giải tỏa các áp lực của mình và để căng thẳng kéo dài thì bạn có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao. 

Tình trạng căng thẳng khiến cơ thể không cung cấp đủ các dưỡng chất để nuôi dưỡng tế bào não của bạn, từ đó giết chết các tế bào não. Người trẻ nếu thường xuyên bị căng thẳng sẽ có khả năng bị sa sút trí tuệ cao hơn và ở độ tuổi trẻ hơn.

Không vận động, hoạt động thể chất

Vận động, tập thể dục thường xuyên có hiệu quả giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (và các nguyên nhân gây mất trí nhớ khác). 

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2022 đã theo dõi, đánh giá những người tham gia trong ít nhất 20 năm và phát hiện ra rằng hoạt động thể chất có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh Alzheimer về lâu dài. 

Ô nhiễm không khí

Các hạt bụi mịn với kích thước siêu nhỏ đã được nghiên cứu là có sự liên quan đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn. Bụi mịn PM2.5 hoặc nhỏ hơn xuất phát từ các nguồn ô nhiễm như nhà máy điện, công trường xây dựng và cháy nổ. 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người trẻ

Không chỉ có bụi mụn mà các loại ô nhiễm không khí khác, chẳng hạn như oxit nitơ (phát ra từ việc đốt nhiên liệu trong ô tô và nhà máy điện) và sulfur dioxide (phát ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch tại các cơ sở công nghiệp), cũng có thể gây tổn thương não và làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Hút thuốc

Những người chưa bao giờ hút thuốc hoặc đã bỏ hút thuốc trong một thời gian dài có thể có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn. Nếu bạn không ngừng hút thuốc hoàn toàn, việc giảm thói quen hút thuốc vẫn có thể làm giảm nguy cơ. 

Cần lưu ý rằng việc hút thuốc thụ động cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer – đặc biệt nếu bạn ở chung nhà với người nghiện hút thuốc. 

Nghiện rượu bia

Nghiện rượu bia, thường xuyên dùng các loại đồ uống có cồn là một trong những yếu tố tác động và làm thay đổi các tế bào trong não.

Dù chưa có đủ bằng chứng và nghiên cứu về vấn đề này nhưng các chuyên gia trong lĩnh vực thần kinh cho rằng, rượu bia và các loại đồ uống có cồn là một yếu tố nguy cơ mà bạn nên phòng tránh.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer không có nghĩa là bạn phải bỏ rượu hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống ở một mức độ vừa phải, từ 1-2 ly rượu nhỏ với nồng độ cồn thấp là được.

Sự cô lập xã hội và cô đơn

Cách ly, cô lập và không có sự tương tác với xã hội hay có cảm giác cô đơn, xa cách với những người xung quanh chính là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. 

Việc phòng ngừa yếu tố này hoàn toàn không khó. Bạn có thể ra ngoài, tham gia các hoạt động giao lưu như gặp gỡ hội những người chung sở thích / chung thần tượng, tham gia các hoạt động tình nguyện,…

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao

Tình trạng mạch máu trong cơ thể

Nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn ở những người gặp vấn đề với mạch máu. Cụ thể, nếu bạn có huyết áp cao (tăng huyết áp), mắc bệnh lý tim mạch, từng bị đột quỵ, có dị dạng mạch máu não,… thì nguy cơ bạn mắc bệnh Alzheimer trong tương lai cao hơn.

Điều này được giải thích là do các vấn đề về mạch máu có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu lên não, dẫn đến viêm não và dẫn đến bệnh Alzheimer. 

Bạn không thể nào phòng ngừa toàn bộ các yếu tố nguy cơ dẫn đến các vấn đề về mạch máu. Tuy nhiên, việc giảm ăn mặn, tăng cường chất béo tốt, hạn chế chất xơ, ngủ đủ giấc,… cũng giúp bạn giảm một phần nguy cơ mắc các bệnh lý hay các tổn thương mạch máu. 

Điều kiện trao đổi chất kém

Người mắc bệnh tiểu đường loại 2, người có hàm lượng cholesterol xấu cao và những người thừa cân béo phì,… là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn do cơ thể trao đổi chất kém hơn. Những người thuộc nhóm đối tượng này dễ bị suy giảm trí tuệ, mất trí nhớ,… khi bước vào giai đoạn trung niên trở đi.

tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Trầm cảm

Trầm cảm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Việc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm được cho là có thể làm giảm nguy cơ này. Tuy nhiên chưa có đủ nghiên cứu để khẳng định chắc chắn về vấn đề này. 

Ngoài ra, cần lưu ý trầm cảm cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer, vì chứng mất trí có thể gây ra các triệu chứng tâm trạng tương tự.

Trên đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Việc kiểm soát các yếu tố này sẽ giúp bạn phần nào ngăn ngừa sa sút trí tuệ khi về già. Vì thế, hãy bắt đầu ngay từ hôm nay bạn nhé!

Bài viết liên quan