Mẹ và Con - Tình trạng ngủ dậy bị tê tay có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bên cạnh việc ngủ sai tư thế làm tay bị tê. Hãy cùng tìm hiểu xem việc ngủ dậy bị tê tay nguy hiểm như thế nào bạn nhé!

Bạn đã bao giờ thức dậy và thấy một tay của mình đang “ngủ” chưa? Mặc dù bạn thường có thể cho rằng tình trạng ngủ dậy bị tê tay là do chèn ép dây thần kinh tạm thời, nhưng nguyên nhân có thể là do các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân ngủ dậy bị tê tay

Nếu bạn thức dậy với cảm giác tê hoặc cảm giác như kim châm ở tay, cơ thể bạn đang gửi cho bạn một thông điệp liên quan đến những vấn đề về sức khỏe của bạn. Bởi có rấ nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ngủ dậy bị tê tay, chẳng hạn như:

Ngủ trong tư thế khó gây chèn ép dây thần kinh

Tư thế ngủ không phù hợp có thể gây chèn ép dây thần kinh hoặc giảm lưu lượng máu, dẫn đến tê tay và cảm giác ngứa ran. Điều này thường là do áp lực hoặc sai lệch trong khi ngủ xảy ra ở các khu vực như:

  • Tay
  • Cổ tay
  • Cánh tay
  • Khuỷu tay

Một số tư thế ngủ làm tăng nguy cơ bị đau ở tay, tê tay khi thức dậy gồm có:

  • Đầu tựa vào cẳng tay
  • Đặt tay dưới mặt hoặc đầu
  • Người đặt trên cánh tay
  • Ngủ nằm sấp

ngủ dậy bị tê tay có sao không

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay cũng là một nguyên nhân gây tình trạng ngủ dậy bị tê tay. Tình trạng này là khi một dây thần kinh ở cổ tay bị nén hoặc chèn ép dẫn đến tê, ngứa ran và đau ở bàn tay và các ngón tay, đặc biệt là ở ngón cái, trỏ, giữa và một phần của ngón đeo nhẫn.

Nguyên nhân chính xác của hội chứng ống cổ tay thường liên quan đến các chuyển động lặp đi lặp lại (chẳng hạn như đánh máy hoặc sử dụng các công cụ) gây áp lực lên dây thần kinh giữa theo thời gian. Các tình trạng sức khỏe khác có thể gây ra hội chứng ống cổ tay bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Một khối u hoặc u nang ở cổ tay
  • Tuyến giáp hoạt động kém hoặc các nguyên nhân gây thay đổi nội tiết tố khác, chẳng hạn như mãn kinh hoặc mang thai

Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Ngủ dậy bị tê tay thì đó có thể là do các bệnh lý thần kinh ngoại biên. Bệnh thần kinh ngoại biên đề cập đến tổn thương hoặc rối loạn chức năng thần kinh. Tình trạng này có thể dẫn đến tê, ngứa ran và đau, thường ở tay và chân.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến các bệnh lý thần kinh ngoại biên, bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Nhiễm trùng
  • Thiếu vitamin
  • Rối loạn sử dụng rượu
  • Rối loạn tự miễn dịch

Chấn thương

Chấn thương hoặc tai nạn có thể gây nên tình trạng ngủ dậy bị tê tay do tổn thương dây thần kinh, làm gián đoạn khả năng truyền tín hiệu chính xác giữa tay và não. Các chấn thương cổ tay hoặc ở cổ đều có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thần kinh ở bàn tay.

Nếu bạn từng bị chấn thương cổ do tai nạn ô tô hoặc bị chấn thương khuỷu tay do ngã, những vấn đề này có thể gây tê tay vào ban đêm và làm cho bạn ngủ dậy bị tê tay.

nguyên nhân ngủ dậy bị tê tay

Thiếu máu cung cấp

Trong khi ngủ, đặc biệt ở một số tư thế nhất định, áp lực lên mạch máu có thể hạn chế lưu lượng máu đến tay. Điều này làm giảm lượng máu cung cấp, từ đó làm mất đi lượng oxy và chất dinh dưỡng đến các dây thần kinh, dẫn đến cảm giác tê và ngứa ran ở tay. Điều chỉnh tư thế ngủ hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ có thể giúp giảm bớt vấn đề này.

Các tình trạng khác làm giảm lưu lượng máu đến tay và khiến bạn ngủ dậy bị tê tay bao gồm:

  • Nhiệt độ phòng ngủ quá lạnh
  • Viêm gân tay
  • Viêm xương khớp
  • Ngón tay cò súng

Ngủ dậy bị tê tay có nguy hiểm không?

Thức dậy với cảm giác tê tay có thể là hiện tượng phổ biến do dây thần kinh bị chèn ép tạm thời trong khi ngủ, chẳng hạn như khi ngủ trên cánh tay hoặc ở tư thế không thoải mái. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn nếu tình trạng ngủ dậy bị tê tay diễn ra kéo dài, kèm theo các triệu chứng khác như yếu cơ hoặc ngứa ran hoặc nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên mà không có nguyên nhân rõ ràng.

Bạn nên đến bệnh viện thăm khám nếu:

  • Bạn cảm thấy tay chân tê, bủn rủn, ngứa ran đến mức không thể di chuyển được.
  • Tê hoặc ngứa ran sau chấn thương ở đầu, cổ hoặc lưng.
  • Bạn mất kiểm soát cử động chân tay, chức năng bàng quang hoặc ruột hoặc bạn lú lẫn và/hoặc mất ý thức trong thời gian ngắn.
  • Bạn có biểu hiện nói ngọng, thay đổi thị lực, đi lại khó khăn hoặc yếu cơ.
  • Bạn bị đau cổ, cẳng tay hoặc ngón tay.
  • Bạn nhận thấy tần suất đi tiểu tăng lên.
  • Tình trạng tê tay, ngứa ran ở tay lan xuống chân và trở nên nghiêm trọng hơn khi đi bộ.
  • Ngủ dậy bị tê tay kèm với tình trạng phát ban da.
  • Bạn bị chóng mặt, co thắt cơ hoặc các triệu chứng bất thường khác.

dấu hiệu ngủ dậy bị tê tay nguy hiểm

Bị tê tay khi ngủ dậy nên làm gì?

Trước tiên, cần điều chỉnh tư thế ngủ của bạn để tránh gây chèn ép các dây thần kinh dẫn đến tê tay. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện các động tác xoay duỗi cổ tay, cánh tay và vai sau khi ngủ dậy như một cách tập thể dục nhanh chóng, từ đó giúp bạn cải thiện tình trạng tê tay:

  • Xoay cổ tay lên, xuống và từ bên này sang bên kia.
  • Duỗi các ngón tay ra xa nhau, thả lỏng rồi lại duỗi ra.
  • Kéo căng ngón tay cái của bạn, giữ trong 10 giây rồi thả ra và tiếp tục kéo căng.

Nếu tình trạng ngủ dậy bị tê tay kéo dài, tùy theo nguyên nhân là gì, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn sử dụng thuốc hoặc áp dụng một số biện pháp khác như tiêm corticosteroid, đeo nẹp tay, phẫu thuật,…

ngủ dậy bị tê tay nên làm gì

Ngủ dậy bị tê tay có thể là từ những nguyên nhân đơn giản, không nguy hiểm như sai tư thế ngủ; nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nguy hiểm. Do đó, không nên chủ quan nếu thấy tình trạng này diễn ra thường xuyên bạn nhé!

Bài viết liên quan