Mẹ và Con - Thường xuyên sử dụng chuột máy tính, gõ bàn phím làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay ở dân văn phòng. Vì thế, nhiều người cho rằng, đây chính là "căn bệnh của thời hiện đại".

Hội chứng ống cổ tay hay còn được biết đến với tên gọi hội chứng đường hầm cổ tay khiến bạn cảm thấy tê tay, đau ở cổ tay và khó khăn trong cử động cổ tay. Vậy cụ thể căn bệnh này là gì? Vì sao nói việc sử dụng máy tính nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome) là tình trạng dây thần kinh ngoại biên đi ngang qua ống cổ tay bị chèn ép, dẫn đến đau, tê và mất cảm giác ở vùng da bàn tay thuộc chi phối của thần kinh giữa.

Các thống kê trên thế giới cho thấy, tỷ lệ người mắc hội chứng này đang ngày một tăng cao do có nhiều công việc đòi hỏi cổ tay phải vận động liên tục trong một thời gian dài và thường xuyên hoạt động sai tư thế. Tại Mỹ, hằng năm có khoảng 50/1000 người mắc bệnh lý ở cổ tay và 500/1000 người đối diện với nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay.

Hội chứng ống cổ tay là gì

Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay là gì?

Nguyên nhân vô căn

Phần lớn nguyên nhân mắc bệnh là nguyên nhân vô căn, nghĩa là không thể tìm được nguyên nhân gây bệnh rõ ràng. Tỷ lệ này lên đến 70%.

Các chuyên gia cho biết, có nhiều chẩn đoán xoay quanh hội chứng ổng cổ tay, chẳng hạn như do hiện tượng viêm bao hoạt dịch hoặc tình trạng tăng áp lực khoảng gian bào trong ống cổ tay gây chèn ép thần kinh giữa. Tuy nhiên, không thể kết luận chính xác về nguyên nhân gây bệnh trong các trường hợp này.

Các nguyên nhân ngoại sinh

Hội chứng ống cổ tay có thể xuất hiện do các nguyên nhân ngoại sinh, bao gồm:

  • Biến dạng khớp và các chấn thương vùng cổ tay, chẳng hạn như viêm khớp cổ tay, gãy xương cổ tay, trật xương nguyệt, gãy đầu dưới xương quay, khớp giả xương thuyền, bán trật xoay xương thuyền,…
  • Hemophilia, bệnh u tủy
  • Các loại u như u máu, u hạt tophy, u tế bào khổng lồ xương và bao gân,…

Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay

Các nguyên nhân nội sinh

Nhóm nguyên nhân thứ 3 dẫn đến hội chứng ống cổ tay là nhóm nguyên nhân nội sinh, gồm có những nguyên như suy giáp, phụ nữ mang thai bị ứ dịch, viêm khớp dạng thấp, chạy thận nhân tạo định kỳ và do bệnh gout gây ra. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào mắc các bệnh lý này cũng bị hội chứng ống cổ tay mà đây chỉ được xem như một yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh.

Vì sao dùng máy tính làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ổng cổ tay?

Bên cạnh tình trạng đau cổ vai gáy thì hội chứng ổng cổ tay cũng là một tác hại do sử dụng máy tính quá mức. Việc gõ bàn phím, sử dụng chuột laptop quá mức làm tăng nguy cơ viêm khớp cổ tay dẫn đến hội chứng ống cổ tay. Ngoài ra, khi bạn ngồi sai tư thế, cúi gập cổ thì bạn cũng làm tổn thương dây thần kinh ở vùng cổ và gián tiếp tác động đến các dây thần kinh ở bàn tay.

mắc hội chứng ống cổ tay

Các triệu chứng bệnh viêm ống cổ tay thường gặp

Làm sao để biết có mắc bệnh viêm ống cổ tay hay không? Điều này đòi hỏi chẩn đoán chính xác từ bác sĩ chuyên khoa sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm lâm sàng để đánh giá chi tiết tình hình sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có thể quan sát biểu hiện của cơ thể để kịp thời đến cơ sở y tế nhằm được kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe một cách tốt nhất.

Các triệu chứng thường gặp với người mắc hội chứng ống cổ tay (viêm, đau, hẹp,…) tương đối đa dạng do dây thần kinh giữa là dây thần kinh hỗn hợp: cảm giác, vận động và thực vật. Vì thế, bạn có thể gặp nhiều triệu chứng cùng một lúc. Các triệu chứng dễ nhận biết của hội chứng ống cổ tay bao gồm:

  • Rối loạn cảm giác: Tê bì chân tay, cảm thấy rát như bị bỏng hoặc đau buốt do kim châm ở các vùng da thuộc chi phối của dây thần kinh giữa (từ ngón cái đến một nửa ngón áp út). Các biểu hiện lan từ cổ tay đến ngón tay và tăng nặng về đêm, có thể gây mất ngủ hoặc tỉnh giấc giữa đêm. Ngoài ra, khi thực hiện các động tác gấp hoặc ngửa cổ tay hoặc tỳ đè lên vùng ống cổ tay cũng khiến bạn có cảm giác đau rát, tê buốt khó chịu.
  • Rối loạn về vận động: Thường có các biểu hiện như khó cầm nắm, các động tác khéo léo của bàn tay bắt đầu giảm đi, làm rơi đồ vật. Tình trạng này sẽ gặp vào giai đoạn muộn của hội chứng ống cổ tay.

Biến chứng của hội chứng đường hầm cổ tay

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bạn có thể cảm thấy đau đơn, mất cảm giác, luôn trong trạng thái tê ở vùng da thuộc chi phối của dây thần kinh giữa. Một biến chứng nặng nề hơn của người mắc hội chứng ống cổ tay chính là giảm chức năng vận động của bàn tay và gây teo cơ, không thể cầm nắm hay thực hiện các chức năng bình thường của bàn tay.

Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể, người mắc hội chứng đường hầm cổ tay dễ rơi đồ khi cầm nắm, luôn cảm thấy đau khi gõ bàn phím quá nhiều,…

hội chứng ống cổ tay

Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi hoàn toàn, ngược lại sẽ gây ra những tổn thương và di chứng kéo dài làm ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và công việc của người bệnh. Theo thống kê ở Mỹ, hàng năm có khoảng 200.000 ca phẫu thuật điều trị, do đó người lao động phải nghỉ việc ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, kèm theo là chi phí cho việc điều trị.

Biện pháp phòng ngừa hội chứng đau cổ tay

Tình trạng hội chứng ống cổ tay hoàn toàn có thể phòng ngừa được một cách dễ dàng. Nếu làm việc văn phòng và phải sử dụng bàn phím hay chuột liên tục, bạn nên điều chỉnh tư thế ngồi thẳng và chọn chuột máy tính cũng như bàn phím phù hợp với bàn tay của mình. Có thể dùng thêm đệm lót cho cổ tay để tránh tình trạng cổ tay căng đau khi làm việc trong thời gian dài.

Ngoài ra, nên để cho bàn tay và cổ tay được “nghỉ giải lao”. Tốt nhất sau mỗi 30 phút làm việc, bạn nên nghỉ ngơi và duỗi cổ tay, các ngón tay, xoa bóp nhẹ nhàng khoảng 30 giây đến1 phút rồi mới tiếp tục làm việc. Bạn cũng có thể chườm lạnh/nóng luân phiên để giúp cổ tay được thư giãn mỗi khi làm việc quá lâu.

phòng ngừa hội chứng đau cổ tay

Bên cạnh đó, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng rất quan trọng. Nên ăn nhiều rau củ quả, chú ý bổ sung thức ăn giàu đạm, tránh ăn quá mặn hoặc quá ngọt. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa được các bệnh lý khác, làm giảm nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay.

Phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay

Để điều trị hội chứng ống cổ tay, tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp nhất, bao gồm:

  • Điều trị nội khoa: Thường áp dụng trong giai đoạn đầu của bệnh. Người bệnh được chỉ định dùng thuốc và hạn chế các vận động cổ tay quá mức để giảm áp lực trong ống cổ tay.
  • Dùng nẹp cổ tay: Tùy từng tình trạng bệnh mà người bệnh có thể được chỉ định nẹp cổ tay vào ban đêm hoặc liên tục cả ngày.
  • Điều trị ngoại khoa: Nếu bạn mắc hội chứng ống cổ tay ở giai đoạn nặng, bác sĩ có thể thực hiện can thiệp phẫu thuật để khắc phục tình trạng bệnh.

Hội chứng ống cổ tay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của chúng ta. Vì thế, hằng ngày khi làm việc, hãy cố gắng điều chỉnh tư thế ngồi của mình sao cho tránh gây áp lực lên cổ tay bạn nhé!

Bài viết liên quan