Mẹ&Con - Cứ tưởng nghỉ lễ 30/4 -1/5 sẽ là một ngày tràn ngập niềm vui, ai có thể ngờ đối với nhiều người đã lập gia đình thì đây lại là khoảng thời gian 'khủng khiếp" như vậy chứ? 4 điểm đến thú vị cho kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 cùng gia đình Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 15 bí quyết giúp không tăng cân dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay kéo dài tới 4 ngày. Những tưởng đây sẽ là khoảng thời gian vui vẻ của gia đình, vì được xả hơi dài dài… Ấy vậy mà với nhiều người, nghỉ lễ lại biến thành thời gian “khủng hoảng” bởi… thời gian nghỉ dài quá không biết đi đâu, về đâu.

Chuyện nhà chị A.H là một ví dụ điển hình. Chị A.H lấy chồng xa nên lâu lâu mới được về thăm nhà. Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 này, chị xin phép mẹ chồng tranh thủ đưa cả gia đình về ngoại chơi (hai vợ chồng chị và con nhỏ). Mẹ chồng chị tỏ ra bực bội, “đá thúng đụng niêu” khi nghe chị trình bày mong muốn. Ghê gớm hơn, bà còn tìm đủ mọi lý do để con dâu không được về nhà ngoại. 

Chị A.H có chồng nhưng anh cũng chỉ như “bù nhìn rơm”, không dám đứng ra bênh vực vợ. Chán nản, chị A.H thậm chí đã nghĩ đến giải pháp xấu nhất, đó là… ly hôn.

“Mùng 1 đầu tháng, mẹ chồng con dâu đã xung khắc. Chuyện chẳng có gì, chỉ là vợ chồng em xin về nhà ngoại chơi 30-4 vì đợt này được nghỉ dài ngày.

Em đẻ con được hơn một tuổi, mà từ hồi đẻ đến giờ về ngoại được hai lần. Nhà ngoại cách nhà chồng 85km, mẹ chồng nhất định không cho về. Bà bảo: “Về chơi một năm 1 lần thôi, con nhỏ chưa cứng cáp. Bố mẹ có kế hoạch cho cháu nội đi chơi chỗ khác rồi”.

Em bảo: “Sao mẹ có kế hoạch đưa cháu đi chơi được, mà con cho về ngoại không được? Cháu chưa cứng cáp mà cho đi chơi thì được, còn cho về nhà ngoại không được ạ?” Mẹ chồng nổi khùng lên, quát: “Thế thì thôi, không được đi đâu hết. Ngày nghỉ ở nhà không muốn con trai đi đâu, không muốn đưa vợ con về ngoại. Có mỗi ngày nghỉ mà cứ đi?”

Nghỉ lễ 30/4 dài ngày, nhưng về nhà mẹ đẻ cũng khó 5

Được nghỉ dài ngày nhưng về nhà mẹ đẻ cũng khó. (Ảnh minh họa)

Em nước mắt ngắn, nước mắt dài nói: “Mẹ có nghĩ đến bố mẹ con không ạ? Cả năm con ở cùng bố mẹ, không dám cho cháu đi đâu. Chỉ có dịp này được nghỉ dài ngày mới xin phép về thôi, chứ bình thường có dám đi đâu? Còn mẹ không thích chồng con về, mà phải ở nhà thì mẹ cho mẹ con con về nhà chơi vài hôm”.

Thế mà mẹ chồng bảo: “Vậy thì con về đấy (về nhà ngoại) luôn đi, ở đấy luôn đi!” Chồng em ngồi đấy, chỉ bảo: “Thôi, đừng nói gì nữa”.

Sáng nay em cũng nói với chồng về việc suy nghĩ sẽ ly hôn, vì không chịu được nữa. Từ ngày làm dâu đã quá nhiều tủi nhục rồi. Cuộc đời em sai lầm khi lấy chồng xa.

Bố mẹ đẻ đã lo cho công việc nhà nước ổn định, ở gần nhà, vào biên chế bao năm rồi. Lấy chồng xa em bầu bí, chửa đẻ rồi phải bỏ việc vì không xin chuyển được, phải xin công việc mới. Giờ nhà chồng vin vào đó, nói từ ngày em về phải lo cho em đủ thứ, kể cả công ăn việc làm. Em đã hối hận, hối hận thực sự.

Giờ thân cô thế cô nơi đất khách quê người, bỏ chồng thì em chỉ thương con nhỏ. Hơn nữa, thực ra bình thường chồng em cũng cũng là người hiền lành, nhưng nhu nhược, chẳng bao giờ dám bênh vợ câu nào. Nhiều khi xem phim “Sống chung với mẹ chồng” mà em thấy mình trong đó. Giờ ngồi ở cơ quan mà nước mắt em vẫn lưng tròng, thấy bế tắc quá!

Đồng cảm với hoàn cảnh của chị, hội các bà mẹ bỉm sữa ai cũng lên tiếng bệnh vực. Chị P.T cứng rắn: “Về nhà mẹ mình chứ có phải đi chơi đâu mà không cho? Gặp mình, mình xách đồ về luôn khỏi đôi co chi cho mệt!”. Chị Đ.H thì bình tĩnh hơn, khuyên A.H: “Mẹ chồng bạn không có con gái à? Bạn nên phân tích chuyện này với chồng và nói rõ cho chồng bạn hiểu, đây là nhu cầu chính đáng của mình. Bạn là con, phải được về thăm bố mẹ đẻ. Cũng như mẹ chồng, gia đình chồng về thăm ông bà ngoại (mẹ đẻ của mẹ chồng) xem thái độ chồng thế nào? Còn bạn cứ về ngoại, chồng đi được cùng thì đi, không thì thôi. Khi gần về thì ra xin phép một lần nữa, bảo mẹ chồng là: “Con cho cháu về ngoại chơi vài hôm, con nghĩ mẹ cũng là phận gái mẹ sẽ hiểu được con. Con chào mẹ. Nếu bà vấn cố tình gây khó dễ thì xách vali lên và đi, không cần nhìn lại bạn ạ!”

Chị H.L cũng gật gù: “Vẫn về đi bạn. Bạn càng nhịn thì người ta càng lấn tới thôi. Đừng giữ ý tứ với những người không biết điều như vậy. Cứ bơ đi mà sống!”. Và bạn P.M cũng đồng quan điểm: “Cứ về chị ạ. Bố mẹ gả con lấy chồng chứ không phải bán con. Còn mẹ chồg nuôi được ngày nào mà cấm với đoán? Bảo về luôn thì chị cứ bảo vâng, vậy con về ở ngoại 1 thời gian. Việc gì phải sợ? Càng nhịn họ càng đc nước!”

Bạn T.N còn chia sẻ quan điểm của mình sau khi lấy chồng cho chị em: “Quan điểm của mình  hơi khác một số người. Tại sao cho con về ngoại lại phải xin phép nhà nội? Cháu thì của cả 2 bên, cho con đi đâu là quyền của vợ chồng mình. Mình sống không láo, nhưng ngay từ khi mới làm dâu đã quán triệt quan điểm, cứ đúng là làm”.

Nghỉ lễ 30/4 dài ngày, nhưng về nhà mẹ đẻ cũng khó 6

Hội “bà mẹ bỉm sữa” chia sẻ bức xúc cùng A.H

Song song với đó, phần lớn mọi người cũng lên tiếng đánh giá người chồng trong câu chuyện trên. Chị M.H là một ví dụ. Chị nói: “Chồng bạn nhu nhược quá, không bênh vợ được câu nào cả. Bạn cứ thông báo với ông bà nội một câu, xong vẫn cho con về ngoại. Ba mẹ mình nuôi ăn học đàng hoàng, gả đi làm dâu chứ có phải bán con đi làm osin nhà người ta đâu mà cấm cản? Bạn không rắn thì còn khổ dài dài. Giờ ba mẹ còn khỏe ko về thăm chả nhẽ (dại mồm) ba mẹ ốm đau rồi mới về à?”

Thêm một thành viên nữa cũng bày tỏ sự bức xúc trước ông chồng “bù nhìn” này:Mình nghĩ bạn nên bỏ chồng bạn đi. Loại đàn ông mà không biết thương vợ con, nhu nhược thì suốt đời bạn sẽ khổ. Thà đau một lần còn hơn đau suốt đời!”. 

Chị A.H không phải là trường hợp duy nhất gặp rắc rối với nhà chồng. Trên diễn đàn, nhiều chị em sau khi đọc được câu chuyện của A.H cũng phải thốt lên “Sao giống với mình thế?” Cứ tưởng nghỉ lễ 30/4 -1/5 sẽ là một ngày tràn ngập niềm vui, ai có thể ngờ đối với nhiều người đã lập gia đình thì đây lại là khoảng thời gian ‘khủng khiếp” như vậy chứ?

Theo bạn, bạn sẽ giải quyết rắc rối này ra sao?

Tags:

Bài viết liên quan