Mẹ&Con - Tình trạng khô miệng cho tên tiếng anh là xerostomia. Đó có thể là biểu hiện thường thấy của các bệnh lý dưới đây: Một vài mẹo hay "đánh bay" mùi hôi miệng khó chịu Tại sao trẻ bị hôi miệng?

Trên cơ thể con người, không có bộ phận nào là dư thừa. Nước bọt cũng vậy, nó cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và duy trì độ ẩm trong miệng. Ngoài ra, nước bọt còn giúp khoang miệng sạch sẽ, tránh khô miệng, kiểm soát nấm và vi khuẩn vì vậy giữ hơi thở thơm tho, tự tin.

Nếu miệng của bạn không sản xuất đủ nước bọt, thường xuyên bị khô đồng nghĩa với việc vi khuẩn không được kiểm soát, sẽ sinh sôi nảy nở nhiều hơn trong khoang miệng, gây “bốc mùi” hơi thở. Bên cạnh đó môi bạn cũng dễ bị bong tróc, nứt nẻ và xuất hiện các vết lở xung quanh khoang miệng, gây đau rát, dễ bị sâu răng và các bệnh nha chu.

Nếu bạn thường xuyên bị khô miệng, hãy coi chừng 4

Tình trạng khô miệng cho tên tiếng anh là xerostomia. Nếu bạn thường xuyên bị khô miệng, hãy… coi chừng khả năng mắc các bệnh lý dưới đây:

– Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta bị khô miệng. Một số căn bệnh như tiểu đường, quai bị, đột quỵ, cao huyết áp, viêm khớp, các bệnh nha chu, thiếu máu và thậm chí là bệnh mất trí nhớ cũng có thể gây khô miệng. Hãy đi khám bác sĩ, nếu bị khô miệng rất có khả năng bạn dần mắc phải một trong những căn bệnh trên.

– Một số các loại thuốc cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất nước bọt. Thuốc viên dùng để điều trị hen, buồn nôn, tiêu chảy, cao huyết áp, động kinh, mụn, béo phì, dị ứng, lo lắng, đau và trầm cảm khiến việc khô miệng trở nên trầm trọng hơn.

– Việc bức xạ và hóa trị cũng gây nguy hại tương tự. Bên cạnh đó, các trường hợp tổn thương thần kinh cho dù đó là do một tai nạn, hoặc một cuộc giải phẫu cũng phát sinh ra tình trạng khô miệng.

– Nếu bạn hút thuốc quá mức, khô miệng là một phản ứng phụ thường gặp. Nếu bạn có thói quen mở miệng để hít thở, điều này cũng sẽ làm miệng khô nhanh chóng. Và lý do dẫn đến khô miệng, không thể không nhắc đến việc bạn uống ít nước, bị mất nước hay sốt cao, nôn mửa.

Phòng chống khô miệng bằng thực phẩm:
Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng có thể mang lại kết quả ngoạn mục, giúp miệng bạn không còn khô hạn. Các thực phẩm tiêu biểu có thể cải thiện khả năng này như: các loại nước trái cây, đồ ăn lỏng, đồ ăn chua, thực phẩm kích thích sản xuất nước bọt như kẹo cao su. Bên cạnh đó, cần tuyệt đối kiêng những thực phẩm làm gia tăng tình trạng khô miêng như: cà phê, thuốc lá, rượu bia… vì trong những thực phẩm này có chứa chất kích thích và hàm lượng cồn rất lớn, gây cản trở việc tiết nước bọt.

Tags:

Bài viết liên quan