Mẹ&Con - Dầu gió là thứ mà tủ thuốc cá nhân gia đình nào cũng có, bố mẹ thoa dầu cho bé khi bị côn trùng cắn, ngạt mũi, bị té trầy da, bầm tím,… nhưng việc dùng dầu gió tùy tiện như vậy gây ra hậu quả khôn lường cho bé. Phòng Virus Zika, hãy trồng 12 loại cây, hoa xua đuổi muỗi này 7 công dụng tuyệt vời của dầu Oliu Những thay đổi ở bầu ngực khi mang thai

Dầu nào cũng…bôi cho condùng dầu gió cho bé

Da bé rất nhạy cảm, khi cần sử dụng phải có loại dầu phù hợp. (Ảnh minh họa)

Sai lầm của bố mẹ là khi cần thoa dầu cho bé thì thấy loại nào bôi loại đó mà không coi đến thành phần có trong dầu gió. Tất cả các loại dầu gió đều có chứa Methyl salicylate và Menthol được dùng cho người lớn và nếu dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên phải rất cẩn thận vì da bé rất nhạy cảm, dễ kích ứng và nồng độ tinh dầu cũng không được vượt quá 2%, nếu cao hơn sẽ gây nóng rát cho da bé, với dầu nguyên chất có thể gây bỏng trên da.

Lưu ý: Mẹ không nên dùng các loại dầu có chứa tinh dầu cho bé sơ sinh.

Trẻ dễ bị cảm lạnh nếu dùng sai cách

Mẹ đừng nghĩ bôi nhiều dầu gió thấy nóng lên thì nó sẽ có tác dụng làm ấm cho bé khi trời lạnh hay trẻ mệt mỏi, lạnh chân tay đâu. Tinh chất bạc hà chứa Methyl salicylate giúp làm nóng nhanh và Methol có trong dầu gió bốc hơi rất nhanh sau khi tiếp xúc và làm tê da, tạo cảm giác mát lạnh khi bôi. Nhưng khi mẹ dùng cho bé nhiều lần và bôi nhiều nó lại làm tăng bài tiết mồ hôi làm mát cơ thể dẫn tới thân nhiệt bé sẽ bị hạ nhanh đột ngột, dễ bị cảm.

Làm tổn thương niêm mạc dạ dày nếu bé nuốt phải

Dầu gió được chỉ định chỉ bôi ngoài da không được uống vì nó chứa hàm lượng bạc hà lớn có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày và gây ra các phản ứng phụ như sốc, ngừng hô hấp, ngừng tim khi bé không may nuốt phải.

Gây tổn thương hệ hô hấp

dùng dầu gió với bé

Không cho bé ngửi hay bôi dầu gió để tránh các bệnh về đường hô hấp. (Ảnh minh họa)

Một trong những tác dụng phụ khác khi mẹ sử dụng dầu bôi hay cho bé ngửi khi bé nghẹt mũi, khó thở, ho, đau đầu,… với một lượng lớn, nhiều lần trong ngày sẽ gây ức chế khả năng hô hấp, khiến bé khó thở, thiếu oxy. Thường xuyên bôi dầu gió hay hít dầu gió thường xuyên cũng khiến hệ hô hấp của trẻ bị suy yếu, dễ mắc bệnh về đường hô hấp, nếu bôi lên mũi cho bé, một số chất có trong dầu có thể làm khô mũi, rách màng nhầy mũi.

Ức chế quá trình tuần hoàn hô hấp dẫn tới tử vong

Ngoài 2 thành phần thường thấy trong các loại dầu đã kể trên còn có các thành phần khác như: khuynh diệp, quế, eucalyptol, long não, hương nhu, thông, cineol,… đặc biệt là long não- đây là một chất dùng trong sản xuất pháo hoa, tạo mùi, thuốc đuổi côn trùng, thuốc trừ sâu, trẻ em dưới 5 tuổi nếu như nuốt nhầm hoặc hít mùi long não quá nhiều sẽ gây ngộ độc, mùi của long não nếu bám vào quần áo của bé thì khi thấm vào da trong thời gian dài cũng gây nên tình trạng ngộ độc làm suy hô hấp ở trẻ, nặng hơn có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Gây xung huyết vùng da bị thương

bị thương vùng da

Methyl salicylate trong dầu gió làm chậm lành vết thương. (Ảnh minh họa)

Methyl salicylate trong dầu gió ở dạng lỏng dễ thấm qua da kết hợp với các tinh dầu làm nóng và giãn nở các mạch máu, giúp máu lưu thông, thuốc dễ dàng thẩm thấu và giảm đau nhanh chóng nhưng nhược điểm không thể không kể đến nếu dùng cho trẻ nhỏ nó sẽ gây xung huyết da trên vết thương hở do đặc tính của nó, làm vết thương lâu khỏi, lở loét, nhiễm trùng, dùng nhiều gây rộp ra.

Lưu ý cho mẹ: Khi cần thiết phải bôi dầu cần để da bé khô, sạch mồ hôi vì chất này khi gặp nước sẽ làm da nóng ran gây rát, đau đớn cho bé, không dùng cho vùng da có vết thương hở, bị sốt, ra mồ hôi, vùng da quanh mắt.

– Dầu gió có mùi thơm hơi the mát khiến bé thích thú và dễ uống nhầm nên cần phải để xa tầm với của trẻ và nên dùng loại dầu dành cho trẻ con để giảm kích ứng da đến mức thấp nhất

– Việc hiểu cách sử dụng và sử dụng dầu gió trong trường hợp nào vừa chăm sóc sức khỏe cho gia đình vừa tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

– Các mẹ chỉ nên dùng dầu gió cho con trong trường hợp cần thiết hoặc theo chỉ định của bác sĩ như: nhức đầu, bầm tím, đầy hơi, khó tiêu,… và chỉ dùng 3-4 lần/ ngày.

Tags:

Bài viết liên quan