Mẹ và Con - Bạn có biết, mùi cơ thể không tự nhiên mà có? Thậm chí, những mùi hương này còn là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe nữa đấy! Hãy cùng giải mã ngay về mùi cơ thể của bản thân trong bài viết sau đây, bạn nhé!

Thông thường tất cả chúng ta đều có mùi hương cơ thể đặc trưng và rất dễ chịu. Nếu mùi hương đó khiến những người xung quanh và cả bản thân cảm thấy khó chịu thì rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng sức khỏe nào đó. Vậy cụ thể thì mùi cơ thể nói lên điều gì về vấn đề sức khỏe mà chúng ta đang gặp phải? Hãy cùng đọc những thông tin chia sẻ dưới đây để biết thêm về điều này. 

Mùi cơ thể là gì?

Khi cơ thể tỏa ra mùi hương mà người khác có thể cảm thấy khó chịu, đó được gọi là mùi cơ thể. Mùi này thường trở nên rõ ràng khi con người không thực hiện các biện pháp chăm sóc, đặc biệt khi đến tuổi dậy thì. Những người béo phì, hay ăn cay, mắc một số bệnh như tiểu đường cũng dễ bị mùi cơ thể hơn những  người ăn uống khoa học và khỏe mạnh. 

Những người đổ mồ hôi quá nhiều cũng có thể dễ bị mùi cơ thể. Thực tế, bản thân mồ hôi hầu như không có mùi đối với con người. Chính sự nhân lên nhanh chóng của vi khuẩn khi có mồ hôi và chúng phân hủy mồ hôi thành axit cuối cùng gây ra mùi khó chịu.

Mùi cơ thể thường xuất hiện ở những nơi sau: Đôi chân, háng, nách, bộ phận sinh dục, lông mu và lông khác, lỗ rốn, hậu môn, sau tai, phần còn lại của da…

mùi cơ thể
Mùi cơ thể là gì

Nguyên nhân gây mùi cơ thể

Môi trường thời tiết

Mùi cơ thể rất dễ xuất hiện vào những ngày thời tiết nắng nóng, oi bức. Do điều kiện thời tiết này khiến tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, kết hợp với nhiều yếu tố khác như vệ sinh nên khiến cơ thể bốc mùi khó chịu. 

Sử dụng sản phẩm ngăn mùi

Việc sử dụng sản phẩm khử mùi không chuẩn, không hợp có thể khiến mùi hương đặc trưng của cơ thể bị lấn át nhưng không khử mùi hôi hiệu quả. Điều này khiến bạn càng dễ “mất điểm” hơn. Hiện nay, sản phẩm khử mùi cơ thể có 2 loại đặc trưng là lăn đặc trị và lăn thông thường. Tùy vào tình trạng của bản thân để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất nhé!

Hệ vi khuẩn mỗi người khác nhau

Đặc trưng và số lượng hệ vi khuẩn hoạt động trên da mỗi người sẽ khác nhau. Điều này lý giải tại sao có người mùi cơ thể nhẹ nhàng, dễ chịu và ngược lại, có người mùi hương nặng nề. 

Thêm nữa, gen quy định, đột biến, di truyền,… làm tuyến mồ hôi mỗi người hoạt động khác làm cho tình trạng mùi cơ thể cũng có sự khác nhau. Bởi có người bị đổ mồ hôi nhiều ở lưng, lại có người đổ nhiều ở ngực, ở đầu hay ở vùng da dưới cánh tay….Mỗi khu vực sẽ có mùi khác nhau do sự tiếp xúc với vi khuẩn ngoài không khí để chuyển hóa thành mùi cũng khác nhau. 

Chế độ ăn

Chế độ ăn uống là một trong những nguồn tạo ra mùi cơ thể mới hoặc khác. Những mùi này thường là kết quả của quá trình trao đổi chất tạo ra các hợp chất dễ bay hơi, là các phân tử bay hơi, gây ra mùi khi thức dậy.

Dễ nhận thấy nhất là tỏi, có chứa lưu huỳnh gây ô nhiễm mồ hôi và ảnh hưởng tới hơi thở. Ngoài ra còn một số thực phẩm khác như hành, rượu, cá…. 

Stress

Căng thẳng, stress, lo lắng có thể khiến mùi cơ thể tăng lên, nặng mùi và kéo dài hơn. Điều này có thể lý giải là bởi vì khi sự lo lắng của bạn tăng lên sẽ kích thích các tuyến apocrine hoạt động. Apocrine tập trung ở nách và bẹn nên tiết ra những loại mồ hôi béo gây mùi cơ thể khó chịu. 

Nguyên nhân gây mùi cơ thể

Bệnh liên quan tới mùi cơ thể

Mặc dù khá hiếm nhưng cũng có người mắc hội chứng mùi cơ thể. Nói chung, những mùi này là do các hợp chất chuyển hóa tiết ra trong mồ hôi, hơi thở hoặc nước tiểu, có mùi đặc biệt.

Ví dụ như “hội chứng mùi cá”, đây là tình trạng di truyền hiếm gặp, mà các bác sĩ gọi là trimethylaminuria, khiến cơ thể không có khả năng phân hủy hợp chất hóa học có mùi hăng được tìm thấy trong cá, rau họ cải và đậu nành. Điều này lại “gây ra mùi tanh toàn thân” ở những người mắc bệnh.

Một người mắc bệnh phenylceton niệu, một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp khác, có thể phát triển một mùi hương đặc biệt khi được kích hoạt bởi một loại chất làm ngọt nhân tạo, tình trạng thực sự khiến bạn có mùi hơi giống chuột.

Những loại mùi cơ thể báo động tình trạng sức khỏe

Bên cạnh các triệu chứng đặc trưng, mùi cơ thể cũng giúp báo động tình trạng sức khỏe của con người. Bỗng một ngày bạn nhận thấy bản thân có mùi thì đây rất có thể là lúc bạn nên đi thăm khám sức khỏe tại bệnh viện đấy. 

Mùi chân thối là triệu chứng của bệnh nấm da chân

Khi chân bất ngờ tỏa ra mùi hôi khó chịu kèm theo đó là vùng da quanh ngón chân bị khô, ăn mòn, có vảy, đỏ và bỏng rộp thì nhiều khả năng bạn đang bị nấm da chân. Khi đó, nếu bạn gãi chân rồi chạm tay vào các vùng khác trên cơ thể thì loại nấm ăn da này sẽ lan truyền vào các vị trí như nách hay vòm họng.

Nếu xuất hiện loại mùi cơ thể này kết hợp với triệu chứng bệnh kể trên, bạn có thể tự chữa tại nhà với một số loại thuốc như  Lotrimin hoặc Tinactin. Nếu sau hai tuần, bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn hãy đến gặp bác sĩ để không bị biến chứng sang các dạng khác nguy hiểm hơn như viêm tế bào.

triệu chứng mùi cơ thể

Phân có mùi hôi là dấu hiệu của chứng kháng lactose

Khi ruột non không tạo ra đủ enzyme lactose thì nó sẽ không thể tiêu hóa lactose − một loại đường có trong các sản phẩm từ sữa. Lúc này, lactose sẽ bị đẩy trực tiếp vào ruột già thay vì qua máu. Và các khuẩn ruột sẽ lên men lactose, khiến cho phân có mùi hôi thối. 

Nước tiểu có mùi khai nồng là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu nước tiểu có mùi hăng và nồng hơn bình thường thì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều này là do vi khuẩn (chủ yếu là E.coli) xâm nhập vào đường tiết niệu và niệu đạo.

Sau đó, lượng vi khuẩn sẽ tăng nhanh trong bàng quang và gây ra nhiễm khuẩn. Do phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn đàn ông nên bệnh nhiễm trùng này thường phổ biến ở phụ nữ. Thế nên, nếu bạn nhận thấy loại mùi cơ thể này kết hợp nước tiểu có vấn đề thì hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng nhé.

nhiễm trùng đường tiết niệu

Hơi thở có mùi khó chịu là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ

Hơi thở có mùi vào các buổi sáng, thậm chí ngay cả khi bạn đánh răng thường xuyên thì nhiều khả năng bạn đang đối mặt với chứng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thử khi ngủ có thể dẫn tới triệu chứng ngủ ngáy do bạn thở bằng miệng trong suốt cả đêm, dẫn đến môi bị khô và hơi thở có mùi vào buổi sáng. Một lưu ý nữa là khi vi khuẩn đạt tới một số lượng nhất định, chúng có thể sản xuất ra khí sulfu dioxit khiến mùi cơ thể, cụ thể ở đây là hơi thở có mùi trứng thối.

Hơi thở có mùi trái cây là triệu chứng của bệnh tiểu đường

Khi cơ thể không thể tạo ra đủ năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ bắt đầu phá vỡ các axit béo để tạo ra năng lượng. Điều này khiến ketone hình thành trong máu. Một trong số đó là acetone (thành phần tương tự như thuốc tẩy sơn móng tay) tạo ra “mùi trái cây” trong hơi thở của bạn.

Nếu phát hiện hơi thở có mùi trái cây đi kèm với mệt mỏi, khô miệng, khó thở hoặc đau bụng thì bạn hãy đi khám sớm nhất có thể. Bạn cũng có thể đề nghị bác sĩ kiểm tra ketone trong máu trong quá trình khám.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về mùi cơ thể. Khi cơ thể tỏa ra mùi hương bất thường, kể cả rất thơm mà không có sự tác động từ bên ngoài như xịt nước hoa thì rất có thể tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Hãy lắng nghe và cảm nhận cơ thể nhiều hơn để chữa lành và chữa trị kịp thời bạn nhé!

Bài viết liên quan