Mẹ và Con - Những chùm vải đang chín mọng đang được bài bán hút mắt người đi đường. Mẹ cũng muốn cho bé thưởng thức vải, nhưng lo lắng không biết có nên cho bé ăn vải không?

Vải là một trong những trái cây đặc trưng của mùa hè. Ngoài vị thanh ngọt dùng để ăn tươi, mẹ còn có thể chế biến vải thành những món ngon độc đáo cho cả nhà. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng vải nóng và đôi khi dễ gây ngộ độc. Vậy liệu có nên cho bé ăn vải? Ăn như thế nào cho đúng? Hãy để Tạp chí Mẹ và Con giúp mẹ tháo gỡ thắc mắc này nhé!

Giá trị dinh dưỡng của quả vải

Quả vải có tên khoa học là Litchi chinensis, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Đây là loại cây ăn quả thân gỗ, sinh trưởng ở vùng nhiệt đới và có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc, phân bố dọc về phía nam tới Indonesia và về phía đông tới Philippines.

Xét về mặt giá trị dinh dưỡng, trong 100 gam vải người ta nhận thấy có 66 kcal, 16.5 gam  cacbohydrat, 1.3 gam chất xơ, 0.4 gam chất béo, 0.8 g chất đạm, 72 mg vitamin C và hàng loạt khoáng chất như 5 mg canxi, 10 mg magiê, 31 mg phốt pho.

Đặc biệt, thịt vải chứa tổng đường trên 70%, xếp hàng đầu trong các loại trái cây nên có khả năng bổ sung năng lượng nhanh và tăng cường dinh dưỡng, nhất là với các đối tượng có sức khỏe kém như người già và trẻ nhỏ.

có nên cho bé ăn vải
Có nên cho bé ăn vải

Công dụng của quả vải

Trước khi tìm hiểu có nên cho bé ăn vải, Mẹ và Con chia sẻ đến mẹ công dụng của loại quả được cho là quý hiếm từ xa xưa như sau:

Tăng cường hệ miễn dịch

Nhờ chứa hàm lượng hợp chất chống oxy hóa dồi dào – vitamin C, nên quả vải có khả năng tăng cường hàng rào miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể bé chống lại những tác nhân từ môi trường bên ngoài như cảm cúm, ho…

Kháng viêm

Bên cạnh các khoáng chất quan trọng cho cơ thể như canxi, ma giê, thịt quả vải còn chứa vitamin B6. Đây là một trong những “chiến binh” có khả năng giúp tiêu hóa thức ăn nhanh chóng, tham gia vào quá trình tạo hồng cầu và tăng cường khả năng kháng viêm của cơ thể.

Xem thêm: Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm

Đứng hàng đầu trong danh sách có thể kể đến là các bệnh về tim mạch, tuần hòa và ung thư. Nguyên nhân là do trong quả vải có chứa hợp chất flavonoid và vitamin K có khả năng kiểm soát huyết áp và nhịp tim, giúp cho các động mạch luôn dẻo dai và điều tiết chức năng của cơ bắp.

Giúp hệ xương khỏe mạnh

Các khoáng chất có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển hệ xương như phốt pho, ma giê, đồng, man gan… có khả năng tăng cường sức khỏe của xương, ngừa tình trạng giòn xốp và dễ gãy. Ngoài ra, vi chất kẽm và đồng có trong vải còn hỗ trợ tính năng của vitamin D giúp cho quá trình đồng hóa canxi hiệu quả hơn, tạo sự chắc khỏe cho xương của bé.

Hỗ trợ tiêu hóa

Chất xơ hòa tan, pectin và nước từ quả vải là một trong những “người bạn” thân thiện với nhu động ruột bằng cách giúp duy trì sự khỏe mạnh của hệ thống tiêu hóa, tăng cường vị giác, đào thải các chất độc có trong dạ dày, làm sạch ruột kết, ngăn ngừa táo bón…

Ngoài ra, tinh chất làm se có trong hạt vải còn có thể chữa trị các vấn đề về đường ruột và tẩy giun rất hiệu quả. Đó là một trong những câu trả lời cho thắc mắc “có nên cho bé ăn vải” của mẹ.

Công dụng của quả vải

Ăn quả vải có nguy hiểm gì không? 

Trước đây đã từng có thông tin về các vụ ngộ độc có liên quan đến quả vải. Liệu thông tin này có đúng không? Các chất độc ấy là gì và tồn tại ở đâu?

Một số nhà nghiên cứu ở Tamil Nadu (Ấn Độ) đã tìm thấy chất Methylene xyclopropyl-glycine trong quả vải chín và vải sắp chín. Đây là một chất độc có khả năng ảnh hưởng tới hệ thần kinh bằng cách gây ra triệu chứng đau đầu, buồn ngủ hay tiêu chảy, hạ huyết áp…

Có thể bạn quan tâm: 6 mẹo giảm đau đầu có thể áp dụng mọi thời điểm

Thông thường, trẻ nhỏ có đề kháng kém sẽ rất dễ bị Methylene xyclopropyl-glycine gây ngộ độc dẫn đến hậu quả như hôn mê, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi trẻ ăn no thì độc tính này sẽ không thể phát huy tác dụng và vì thế trẻ ăn vải sau khi ăn sẽ an toàn hơn là lúc bụng đói.

Bên cạnh đó, quả vải còn chứa hypoglycin, một trong những chất độc có khả ăng ức chế khả năng sản xuất đường gluco trong cơ thể. Chính vì thế, khi trẻ nhỏ ăn vải, nhất là khi lượng đường trong máu giảm do đói bụng cũng gây nên hiện tượng mệt lả, năng hơn là bị co giật hay sưng phù não.

Có nên cho bé ăn vải: Cách ăn vải an toàn

Tuy vậy, mẹ cũng không nên phủ nhận giá trị dinh dưỡng của quả vải đối với sức khỏe con người, nhất là với trẻ nhỏ. Trong trường hợp, băn khoăn có nên cho bé ăn vải và muốn cho bé nếm thử loại trái cây thơm ngon này, mẹ đừng quên những lời khuyên sau đây:

Cho trẻ ăn với liều lượng vừa đủ

Trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 tuổi, mỗi lần chỉ nên dùng tối đa 100 gam vải tươi, tương đương 4-5 quả. Khi ăn, mẹ có thể cho trẻ thử trước 1-2 quả để xem phản ứng của cơ thể trẻ thế nào rồi có thể cho ăn nhiều hơn vào lần tiếp theo.

Tuy nhiên, nên nhớ là không cho trẻ ăn quá nhiều vì ngoài nguy cơ trẻ có thể bị nhiễm độc, khi ăn nhiều vải, trẻ sẽ dễ bị mụn nhọt, rôm sảy do có quá nhiều chất dinh dưỡng không kịp hấp thu.

Không ăn vải khi bụng đói

Để tránh tác hại của Methylene xyclopropyl-glycine và hypoglycin tác động vào cơ thể khi trẻ đói, bạn nên nhớ cho trẻ ăn vải khi dạ dày vẫn chưa tiêu hóa hết thức ăn. Lúc đó, lượng đường trong máu sẽ không bị hạ quá thấp nên dù trẻ có nhạy cảm với các chất nêu trên thì cơ thể cũng không ảnh hưởng quá nhiều.

Đề phòng nguy cơ bị hóc

Không chỉ với quả vải, khi cho trẻ ăn trái cây, bố mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến nguy cơ bị hóc dị vật ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, với các loại trái cây có hạt trơn nhẵn như vải, nhãn thì cũng cần phải hết sức đề phòng.

Khi cho trẻ ăn, bạn nên cắt nhỏ miếng vừa miệng và bỏ sạch hạt. Tốt nhất, bạn nên ở bên cạnh trẻ trong quá trình ăn để có biện pháp xử lý kịp thời, nếu chẳng may tình huống này xảy ra.

Cách ăn vải an toàn

3 lưu ý khi cho trẻ ăn vải trong mùa hè

– Tránh cho bé ăn trước bữa ăn chính vì vải ngọt, mọng nước rất kích thích bé ăn nhiều sẽ không còn ngon miệng ở các bữa sau.

– Khi mua vải, nên chọn loại cứng chắc, tươi ngon và những nơi đảm bảo nguồn gốc

– Vải rất nhanh hỏng, mẹ không nên mua quá nhiều trữ trong tủ lạnh dùng dần vì như thế vải kém tươi và không đảm bảo dinh dưỡng.

Vậy là mẹ đã giải được câu hỏi “có nên cho bé ăn vải”? Chúc bé của mẹ luôn khỏe mạnh và thật nhiều niềm vui trong những ngày hè nhé! 

Bài viết liên quan