Mẹ&Con – Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ muốn mình rơi vào tình huống của bé trai 4 tuổi ở Hà Nội khi nuốt phải lõi kèn. Để làm được điều đó, bạn cần trang bị cho mình như kiến thức dưới đây! Trẻ bị hóc dị vật: Cách xử lý sai lầm của người lớn Một trẻ sơ sinh bị hóc dị vật được cứu sống trên máy bay Thủ thuật xử trí khi trẻ hóc dị vật

3 bước cơ bản giúp bảo vệ tính mạng của trẻ khi bị hóc dị vật 4

Hạt nhãn, ô mai, kẹo… là những thứ dễ khiến trẻ bị hóc dị vật. (Ảnh minh họa)

Trẻ hiếu động, ham chơi nên nguy cơ bị hóc dị vật là rất cao. Thậm chí, một số trường hợp tử vong hoặc để lại biến chứng nặng. Thực ra cách xử lý rất đơn giản mà nhiều người không biết.

Khi thấy con bị hóc dị vật, theo một phản xạ tự nhiên, người lớn thường có thói quen đưa tay vào cổ họng trẻ để móc dị vật ra dù có thể không nhìn thấy dị vật. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Bởi làm vậy cũng tức là bạn đang vô tình kích thích phản xạ co thắt thanh quản, phản xạ ho đẩy dị vật lên thanh quản. Từ đó gây tắc nghẽn đường thở và có thể khiến trẻ tử vong ngay lập tức.

Phương pháp xử lý khi trẻ bị hóc dị vật

Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị sặc hoặc bị hóc dị vật, bố mẹ cần tiến hành xử lý theo 3 bước sau:

Bước 1:

Hãy đặt bé nằm úp trên đùi mình. Một tay giữ bé, một tay vỗ mạnh vào lưng bé từ 1-5 cái. Điều này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực bé tăng lên, giúp đẩy dị vật trong cổ họng ra ngoài.

Bước 2:

– Nếu bé dưới 1 tuổi, có thể trực tiếp cầm hai chân con hướng xuống đất, nắm tay rỗng vỗ vào lưng để dị vật bắn ra ngoài.

– Nếu bé trên 3 tuổi, có thể tự đứng vững, hãy đứng phía sau lưng con, vòng hai tay ra trước ôm lấy ngực bé. Tay phải nắm lại, tay trái nắm lấy tay phải, hai ngón tay cái chạm vào dạ dày bé, ấn mạnh, nhanh để dị vật bắn ra ngoài.

Bước 3:

Cuối cùng, sau khi thực hiện các bước sơ cứu ban đầu bạn hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.

Tags:

Bài viết liên quan