Mẹ và Con - Việc bắt mạch chẩn bệnh đã có từ lâu trong Đông y. Mạch đập ở cổ tay khi mang thai cũng có sự khác biệt nhất định nên thường được dùng như là dấu hiệu nhận biết có thai sớm.

Khi mang thai, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi từ lớn đến bé. Ngay từ những tuần thai đầu tiên thì mạch đập của mẹ đã có sự thay đổi. Xem mạch đập ở cổ tay khi mang thai đơn giản, có thể thực hiện để tự kiểm tra tại nhà.

Tuy nhiên, kết quả tự bắt mạch không phải là dấu hiệu để khẳng định bạn có thai hay chưa. Còn vì sao nhiều người nhìn thấy mạch đập ở cổ tay lại có thể biết mang thai hay không thì mời bạn đọc bài viết sau.

Nhìn thấy mạch đập ở cổ tay biết có thai thật không?

Thời xưa thì việc bắt mạch để dự đoán mang thai hay không rất phổ biến. Trước khi có các biện pháp kiểm tra có thai hiện đại thì bắt mạch được Đông y dùng rất nhiều. Theo các thầy thuốc giàu kinh nghiệm thì mạch đập ở cổ tay khi mang thai có thể nhận diện được.

Khi mang thai thì nhịp tim của phụ nữ đập nhanh hơn và mạnh hơn. Thậm chí trong một số trường hợp nhìn thấy mạch đập ở cổ tay. Cụ thể thì bình thường nhịp tim phụ nữ là 70 nhịp/phút. Khi có thai, nhịp tim dao động từ 80-85 nhịp/phút. Nếu chị em chú ý sẽ thấy tim đập nhanh và mạnh hơn thật.

Vậy nên mạch đập ở tay khi mang thai cũng là một mẹo nhận biết có căn cứ khoa học. Hiển nhiên, để có kết quả chính xác chị em cũng cần tham khảo thêm các dấu hiệu mang thai phổ biến như:

  • Chậm kinh
  • Chóng mặt
  • Ngủ nhiều và luôn trong trạng thái mệt như bị thiếu ngủ
  • Thường xuyên đi tiểu, nhất là vào ban đêm
  • Thèm ăn các đồ chua, ngọt hơn ngày thường
  • Đau bụng dưới âm ỉ hoặc ra máu báo thai.

Mạch đập ở cổ tay khi mang thai giúp nhận biết tình trạng thai

Vì sao mạch đập ở cổ tay khi mang thai nhanh hơn?

Như bạn đã biết, mạch đập ở tay khi mang thai nhanh hơn 20 – 25% so với bình thường. Thậm chí có trường hợp cá biệt mạch đập đến hơn 100 lần/phút. Theo thời gian thai nhi càng lớn thì tim của mẹ càng phải làm việc chăm chỉ hơn.

Nguyên nhân là khi mang thai thì mẹ phải cung cấp nhiều dinh dưỡng cho thai nhi. Bé được cung cấp dinh dưỡng thông qua máu của mẹ đi vào rốn. Tức là tim thai phụ phải bơm máu đi nhanh hơn và nhiều hơn bình thường.

Khi chưa có các thiết bị hiện đại như que thử thai, siêu âm,… thì mẹo nhìn cổ tay để đoán mang thai thường được dùng và cũng tương đối chính xác. Chỉ số mạch đập này không giống nhau ở mỗi người, mỗi độ tuổi, cơ địa. Do đó bạn lưu ý mạch đập nhanh là nhanh hơn so với trước đây chứ không phải so với người khác.

Cách bắt mạch cổ tay để biết có thai

Để đếm nhịp tim thông qua bắt mạch thì nên lựa các vị trí da mỏng và có động mạch lớn đi ngang như: cổ tay, phía trong khuỷu tay, hai bên cổ, chính giữa nếp lằn bẹn, đỉnh mu bàn chân.

Thời gian thực hiện

Bạn nên tránh đo mạch đập sau khi ăn hoặc lúc mới vận động, lúc cơ thể hồi hộp hoặc đang lo lắng. Lúc này nhịp tim chắc chắn sẽ cao hơn bình thường khiến kết quả bị sai lệch. Tốt nhất là bắt mạch vào lúc sáng sớm khi chưa ăn uống gì. Tốt nhất là khi vừa ngủ dậy, cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi, chưa vận động mạnh, khí huyết ổn định nên số đo sẽ chính xác hơn. Một số mẹo giúp tăng độ chính xác khi bắt mạch:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn trước khi đo.
  • Mặc quần áo rộng, thoải mái.
  • Giữ tư thế thả lỏng, ngồi hoặc nằm ngửa, tay thả xuôi, tránh chèn ép lên mạch.

Cách bắt mạch đập ở cổ tay

  • Bước 1: Ngửa lòng bàn tay trái, dùng ngón trỏ và ngón giữa tay phải dò tìm “lằn chỉ” tức động mạch cổ tay – nằm hơi lệch về trái một chút.
  • Bước 2: Ấn nhẹ đến khi cảm nhận được mạch đập dưới đầu ngón tay.
  • Bước 3: Đếm số mạch đập trong một phút, nên dùng điện thoại đếm giờ để chính xác nhất.

cách bắt mạch đập ở cổ tay khi mang thai

Nhịp mạch đập thường là khớp với nhịp tim nên bạn có thể dùng số này để chẩn đoán mang thai. Nếu muốn chắc chắn chị em có thể nghỉ một lúc rồi tiếp tục bắt mạch ở tay còn lại.

Bắt mạch đập ở cổ tay khi mang thai chẩn đoán được gì?

Xem mạch đập cổ tay biết trai hay gái

Nhìn chung, vì nhiều lý do, bất kỳ ai khi mang thai cũng quan tâm giới tính của con. Một mẹo dân gian thường được các chị em rỉ tai nhau chính là nhìn cổ tay biết con trai hay con gái. Theo nguyên lý âm dương của y học cổ truyền, bên trái tượng trưng cho dương – con trai, bên phải tượng trưng cho âm – con gái. Vậy nên:

  • Mạch tay trái mạnh hơn: Con trai.
  • Mạch tay phải mạnh hơn: Con gái.

Mẹ lưu ý vì đây chỉ là phương pháp đoán giới tính thai nhi theo dân gian. Chưa có nghiên cứu khoa học nào đưa ra kết luận tương tự.

Ngoài ra, cũng có một phương pháp khác là đoán giới tính thai nhi qua tim thai (xuất hiện vào tuần thứ 6-7 của thai kỳ). Để biết được tim thai thì phải tiến hành siêu âm chứ bạn không thể đo tại nhà được. Theo đó nếu tim thai nhanh hơn 140 nhịp/phút thì đó là bé gái và ngược lại. Hiển nhiên, đây cũng chỉ là một “lời đồn” mà không có căn cứ y khoa xác thực.

Chẩn đoán các chứng bệnh khác

Theo Đông y, không chỉ mang thai mà bất kỳ sự bất thường nào cũng sẽ hiện ra ở mạch đập. Với người có chuyên môn, khi bắt mạch cổ tay còn có thể:

  • Đánh giá sức khỏe tổng quát: Dựa theo nhịp mạch, lực đập mạnh hay yếu, mạch có trì hay phù không, mạch đều đặn hay thất thường… từ đó đánh giá tình hình sức khỏe chung.
  • Phát hiện các rối loạn của cơ thể dựa trên loại mạch dương hay âm kết hợp với từng sắc thái mà chẩn bệnh.

Mạch đập ở cổ tay khi mang thai thực sự có khác biệt và có căn cứ khoa học. Hiển nhiên bạn không thể nhìn mạch đập ở cổ tay mà chẩn đoán mang thai chính xác 100%. Thế nhưng nếu được bắt mạch và chẩn đoán bởi thầy thuốc có chuyên môn cũng góp phần đánh giá được tình hình sức khỏe nói chung và việc mang thai nói riêng. Chị em có thể kết hợp phương pháp cổ truyền lẫn y học hiện đại để chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Bài viết liên quan