● Luôn khéo léo, tế nhị từ lời ăn tiếng nói hàng ngày. Suy nghĩ kỹ, cẩn trọng nhìn trước ngó sau trước khi nói. Bỏ ra chút thời gian tìm hiểu tính cách, hoàn cảnh của anh em nhà chồng, vợ để tránh hiểu lầm đáng tiếc.
● Xây dựng tình cảm bền chặt bằng tình thương và lòng chân thành. Mình cho đi thế nào sẽ nhận lại như thế, đừng ác cảm nhà chồng vì những hiểu lầm vụn vặt.
● Hãy nhớ tuy người một nhà nhưng mình vẫn là khách (đặc biệt là con rể) nên không được bông đùa qúa mức với các thành viên trong gia đình. Có lúc nếu đó là cô dì nhà mình có thể suồng sã vài câu nhưng với chị em, chú bác nhà chồng thì không được.
● Tổ chức nhiều dịp họp mặt gia đình hai bên để tình thân gia thêm bền chặt, hai bên sẽ hiểu nhau hơn.
● Vợ chồng trẻ gặp vấn đề nên tự giải quyết, thẳng thắn với nhau tránh việc lôi bố mẹ, anh chị em mình vào, tuyệt đối không nói xấu người nhà chồng hoặc nhà vợ với gia đình mình, gây ác cảm giữa hai bên. Nếu hai nhà đã lục đục vợ, chồng phải bình tĩnh nhìn nhận vấn đề một cách khách quan tránh bênh vực nhà mình mà bỏ qua sự thật, như thế vô tình càng đẩy mâu thuẫn đi xa hơn. Sự khéo léo cư xử của con rể, con dâu lúc này rất quan trọng. Hãy động viên mọi người nhà mình bình tĩnh, chuyện đâu có đó, rằng mọi việc sẽ được giải quyết ổn thỏa, rằng nhà cô ấy, anh ấy tốt với con, có chuyện cũng là bất đắc dĩ.
● Quan sát kỹ tính cách, quan tâm đến hoàn cảnh của mỗi thành viên trong đại gia đình cô ấy, anh ấy, tránh do không biết chuyện mà lỡ lời nói ra những điều làm người ta tổn thương.
● Các bậc phụ huynh trong mọi trường hợp phải đặt hạnh phúc của con cháu lên trên hết, dẹp tự ái riêng, giữ mối quan hệ hài hòa, tránh xích mích với gia đình vợ/chồng của con.
● Khi hai bên đã phát sinh mâu thuẫn vợ chồng và các bực phụ huynh cần tìm cách hóa giải ngay tránh chuyện bé xé to. Người làm cha mẹ, chú dì nào cũng muốn con cháu mình hạnh phúc nên lời thuyết phục của vợ/chồng lúc nào đối với chính gia đình mình sẽ có trọng lượng thực sự, từ đó hai gia đình chủ động làm hòa, không gây thêm căng thẳng, dĩ hòa vi quý.