Mẹ&Con - Bé nhà bạn thường xuyên bị táo bón? Khi đi vệ sinh, bé tỏ ra đau đớn và bạn có thể thấy một ít máu trên phân. Cẩn thận, bé của bạn có thể đã bị nứt kẽ hậu môn rồi đấy. Hãy cùng Mẹ&Con tìm hiểu về chứng bệnh này và cách xử lý đơn giản nhất cho bé nhé! 15 mẹo chữa táo bón hiệu quả cho bé theo kinh nghiệm dân gian Giúp trẻ tránh xa táo bón 6 loại thực phẩm dễ khiến trẻ táo bón

Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có thể bị nứt kẽ hậu môn. Đặc biệt, những em bé dưới 1 tuổi còn là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Trẻ em trên 1 tuổi, nguy cơ mắc bệnh không quá cao vì trong thực tế, những vết nứt của chúng thường tự lành trong một vài ngày.

Làm thế nào giảm đau đớn khi trẻ bị nứt kẽ hậu môn? 3

Bệnh nứt hậu môn gây đau đớn, khó chịu cho trẻ nhỏ. Ảnh minh họa

Nguyên nhân
Hậu môn nứt kẽ do trẻ bị táo bón. Khi đi vệ sinh, phân cứng phải mất thời gian rất lâu mới có thể “lọt” được ra ngoài, nên hậu môn phải giãn hết mức. Việc này làm nứt kẽ hậu môn, gây ra đau đớn, thậm chí là chảy máu.

Nếu bé nhà bạn gặp trường hợp này, hãy tham khảo một số cách cứu nguy sau đây:

Cách 1: Tránh cho bé rặn mạnh vì chỉ khiến các vết nứt thêm nhiều hơn.
Cách 2: Cho bé ngồi vào bồn tắm hoặc chậu có chứa nước ấm. Nước ấm sẽ làm giảm những đau đớn mà bé đang phải chịu đựng.
Cách 3: Tuyệt đối không sử dụng giấy cứng lau chùi sau khi bé đi vệ sinh, thay vào đó hãy lau bằng khăn tay ẩm. Giấy kém chất lượng cũng có thể gây nứt kẽ hậu môn.
Cách 4: Giữ sạch vùng hậu môn, thay tã lót thường xuyên để đảm bảo vi khuẩn sẽ không sinh sản thêm.
Cách 5: Cho trẻ uống nhiều nước, ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, ngoài ra tập thể dục cũng là cách xoa dịu đau đớn hiệu quả.
Cách 6: Đưa trẻ đi bệnh viện. Bác sĩ sẽ giúp chúng xoa dịu bằng một loại kem đặc trị, các vết nứt sẽ lành rất nhanh chóng.

Lưu ý: Bệnh nứt kẽ hậu môn phải được điều trị kịp thời, nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm và có thể phải can thiệp bằng giải phẫu!

Tags:

Bài viết liên quan