Mẹ&Con – Rắn có thể truyền nọc độc tấn công hệ thần kinh và làm rối loạn nhịp tim, khiến nạn nhân tử vong chỉ trong khoảng 1 giờ. Do đó, nếu chẳng may bị rắn cắn, khâu xử lý ban đầu là vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công của quá trình cứu chữa... 4 kỹ năng sơ cứu tai nạn ở trẻ nhỏ, bố mẹ nhất định phải biết Các bước sơ cứu nhanh tại chỗ khi cơn đau tim đột xuất hiện Các bước sơ cứu nhanh khi bé bị sứa biển cắn

Sơ cứu khi bị rắn cắn

Khi phát hiện hoặc nghi bị rắn cắn, bạn hãy xử lý theo các bước dưới đây:

Bước 1: Đầu tiên, bạn phải bình tĩnh dùng gậy lùa rắn ra ngoài. Sau đó, rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Nếu trong nhà có dung dịch Betadine hoặc Povidine thì hãy dùng nó để sát trùng vết thương.

Bước 2: Nẹp cố định chi bị rắn cắn như cách nẹp gãy xương, băng ép từ trên vết thương xuống. (Băng ép chỉ áp dụng với nhóm rắn hổ, không nên áp dụng  cho nhóm rắn lục vì có thể làm tăng nguy cơ hoại tử tại chỗ).

Bước 3: Nếu bị rắn cắn ở mắt cá thì băng ép từ cẳng chân xuống nhằm hạn chế hấp thu nọc độc theo đường bạch huyết. Chi bị rắn cắn tuyệt đối không được cử động để tránh làm tăng hấp thu nọc độc.

Kỹ năng sơ cứu giúp bảo toàn tính mạng khi bị rắn cắn 6

Khi bị rắn cắn, bạn phải hạn chế cử động. (Ảnh minh họa).

Lưu ý

– Nếu bệnh nhân bị rắn cắn vẫn còn tỉnh táo, ngay lập tức đưa đến bệnh viện lớn, nơi có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu. Huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất là trong 4 giờ đầu.

– Nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê, không tỉnh táo thì nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu có thể, hãy mang theo con rắn đã bị đập chết đến cơ sở y tế để bác sĩ xác định được thuốc kháng nọc rắn phù hợp.

– Khi thấy rắn trong nhà, tốt nhất là nên dùng gậy dài hoặc vòi phun nước áp suất cao để xua nó ra khỏi nhà.

“Bức tường” ngăn rắn không vào nhà

Kỹ năng sơ cứu giúp bảo toàn tính mạng khi bị rắn cắn 7

Những khu vực mát mẻ như cây cối, gầm giường,… là nơi trú ngụ của loài rắn (Ảnh minh họa)

Dọn dẹp nhà cửa

Chăn màn, gầm giường, gầm tủ, gầm máy giặt, chậu cây rậm rạp… chính là nơi rắn thường lui tới. Bởi rắn thường thích bóng tối, những nơi mát mẻ, nên việc cần làm đầu tiên là dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa gọn gàng, tránh tạo điều kiện ẩm thấp, tối tăm. Đồng thời, nên bịt các ô cửa nhỏ, khe hở và ống thoát nước bằng các tấm lưới dày.

Dùng bột hùng hoàng

Bột hùng hoàng có tên khoa học là arsenic sulfide, là khắc tinh của rắn. Khi rắc bột này xung quanh góc nhà, bạn nên đeo găng tay, bịt khẩu trang, tránh để bột rơi vào thức ăn hoặc nguồn nước. Sau khi làm xong, nên rửa tay sạch sẽ.

Trồng cây đuổi rắn     

Cây nén, cây sả, hoa lan tỏi, cây sắn dây… chúng không chỉ có ý nghĩa làm đẹp, trang trí cho ngôi nhà của bạn mà còn có tác dụng xua đuổi rắn tránh xa nhà bạn.

Nuôi chó hoặc mèo

Những chú thú cưng của bạn như chó hoặc mèo còn báo động giúp bạn khi thấy rắn xuất hiện trong ngôi nhà. Lúc đó, rắn có thể sợ và bỏ chạy khi nghe thấy tiếng sủa của chó hoặc tiếng kêu của mèo.

Làm túi thơm đuổi rắn

Giã nhuyễn 1 củ tỏi, 10 nhánh hành hương và một ít thuốc lá sợi. Bạn có thể treo ở một góc trong phòng của con hoặc treo ở cạnh giường mỗi khi đi ngủ.

Tags:

Bài viết liên quan