Mẹ và Con - Kỹ năng quản lý cảm xúc sẽ giúp chúng ta duy trì sự bình yên trong tâm hồng. Vậy làm sao để quản lý cảm xúc khi bạn gặp trở ngại?

Kỹ năng quản lý cảm xúc là chìa khóa giúp con người duy trì cuộc sống vững vàng về thể chất và phong phú về tinh thần. Cảm xúc là một phần không thể tách rời trong đời sống hàng ngày, và dù ta không thể kiểm soát hoàn toàn những cảm xúc tự nhiên, việc học cách điều chỉnh và cân bằng chúng sẽ mang lại sự hài hòa và thành công trong cuộc sống.

Vì sao cần tới kỹ năng quản lý cảm xúc?

Cảm xúc là điều bạn cảm nhận về những sự kiện diễn ra xung quanh. Mỗi người đều trải qua cả cảm giác dễ chịu và khó chịu trong cuộc sống. Kỹ năng quản lý cảm xúc chính là khả năng kiểm soát chúng hợp lý, giúp duy trì trạng thái tâm lý tích cực và ổn định.

kỹ năng quản lý cảm xúc là gì

Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, ảnh hưởng trực tiếp đến cách chúng ta đối mặt với thế giới. Trải nghiệm và bộc lộ những cung bậc cảm xúc chính là món quà đặc biệt mà tạo hóa dành tặng con người.

Khi cảm xúc vượt khỏi tầm kiểm soát, như quá nóng giận hay quá buồn bã, có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng. Hậu quả thường là những phán đoán sai lầm và gây tổn thương đến các mối quan hệ xung quanh.

Kỹ năng quản lý cảm xúc giúp chúng ta bình tĩnh trước những biến động tinh thần và tự tin đối mặt với mọi tình huống. Người thành thạo kỹ năng quản lý cảm xúc thường ít bị ảnh hưởng bởi môi trường, duy trì được sức khỏe tinh thần và dễ dàng xây dựng mối quan hệ trong công việc lẫn xã hội. Đây chính là lý do mỗi người nên nắm rõ kỹ năng quản lý cảm xúc.

Cách áp dụng kỹ năng quản lý cảm xúc

Nhìn nhận sự ảnh hưởng tiêu cực của cảm xúc

Các cung bậc cảm xúc khác nhau mang đến sự sống động và đa sắc cho cuộc sống. Ngay cả những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, căm ghét hay đau buồn cũng là một phần tự nhiên. Bạn hoàn toàn có quyền bộc lộ chúng ra bên ngoài. Tuy nhiên, trước khi làm điều đó, hãy cân nhắc đến những tổn thất có thể gây ra cho chính bản thân mình.

  • Liệu cảm xúc tiêu cực này có ảnh hưởng những mối quan hệ liên quan?
  • Bạn có thể gây rắc rối thêm cho chính mình trong công việc khi phản ứng với cảm xúc này không?
  • Bạn có đang tự làm tổn thương về mặt thể chất của mình không?
  • Bạn có đang “giận cá, chém thớt”, trút giận lên những người xung quanh không?

Tự đặt ra những câu hỏi này sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề rõ ràng hơn, từ đó phản ứng chính xác hơn khi cảm xúc vượt ngoài tầm kiểm soát.

Hướng đến kỹ năng quản lý cảm xúc, không phải đè nén cảm xúc

Kỹ năng quản lý cảm xúc không có nghĩa là kìm nén chúng. Việc chối bỏ nỗi buồn hay giả vờ không bị tổn thương sẽ không khiến những cảm xúc đó tan biến.

Thực tế, những tổn thương tinh thần không được giải quyết có thể ngày càng trầm trọng hơn. Kìm nén cảm xúc dễ dẫn đến những phản ứng đối phó không lành mạnh, như lạm dụng thức ăn nhanh hoặc rượu bia.

Điều quan trọng là bạn cần thừa nhận cảm xúc của mình và hiểu rằng chính bạn mới là người kiểm soát chúng, đừng để cảm xúc lấn át lý trí, bạn nhé!

Sắp xếp lại suy nghĩ

Đôi khi, để có được góc nhìn khách quan khi đang bị lấn át cảm xúc, hãy tạm dừng vài giây và tự hỏi: “Nếu bạn của tôi gặp tình huống tương tự, tôi sẽ khuyên họ ra sao?”. Đây cũng là một trong những cách rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả.

Cách này giúp bạn bình tĩnh và nhanh chóng lấy lại sự cân bằng cảm xúc. Bạn cũng có thể đánh lạc hướng những suy nghĩ tiêu cực bằng các hoạt động nhẹ nhàng như đi dạo hoặc sắp xếp lại bàn làm việc. Khi đó, cảm xúc tiêu cực sẽ dần được xoa dịu. Bạn sẽ có thêm thời gian để suy nghĩ, đưa ra quyết định và phản ứng tích cực hơn đấy!

kỹ năng quản lý cảm xúc là biết cách sắp xếp suy nghĩ

Biết chấp nhận sự vô ơn

Bạn giúp đỡ người khác với hy vọng nhận được lòng biết ơn, nhưng không phải lúc nào điều đó cũng xảy ra. Thay vì buồn bã vì không được đáp lại, hãy xem mình may mắn vì đã có cơ hội giúp đỡ. Đừng nản lòng khi không nhận được sự đền đáp, bởi khi bạn hướng đến lợi ích của người khác, chính bạn đã trở thành một nguồn hạnh phúc và động viên. Giống như một bông hoa lan tỏa niềm vui, không chỉ cho người khác mà còn cho chính bạn đấy!

Giải tỏa cảm xúc tiêu cực

Khi tâm trạng tồi tệ, chúng ta thường tập trung vào vấn đề như kể lể, phàn nàn hoặc cô lập bản thân để chìm đắm trong cảm xúc tiêu cực. Điều này chỉ khiến bạn càng thêm bế tắc. Khi đó, kỹ năng quản lý cảm xúc có thể giúp được bạn đấy! Hãy khám phá những bí quyết dưới đây nhé:

  • Vận động: Việc tập luyện để cơ thể ra mồ hôi sẽ kích thích giải phóng hormone endorphine, giúp bạn thấy hạnh phúc hơn.
  • Tìm tới những người bạn thân: Bạn hãy cùng bạn thân trò chuyện hay cùng nhau ra ngoài dạo chơi. Lúc này, bạn nên ngừng việc than phiền, hãy tập trung vào những điều giúp bạn vui vẻ như xem phi, mua sắm, dạo phố, chơi một ván game yêu thích… Đây đều là những cách hiệu quả giúp bạn thành thạo kỹ năng quản lý cảm xúc, cải thiện tâm trạng hiệu quả.
  • Ngồi thiền: Thiền không phải là trốn tránh cảm xúc. Trong kỹ năng quản lý cảm xúc, ngồi thiền sẽ giúp bạn học cách đối diện và nhận thức về cảm xúc, không phán xét hay cố gắng thay đổi những gì đã xảy ra. Bạn hãy chọn một không gian yên tĩnh, bật những giai điệu êm dịu và thả lỏng tâm trí.

kỹ năng quản lý cảm xúc là giải tỏa cảm xúc tiêu cực

Càng đầu tư thời gian và sự chú ý vào kỹ năng quản lý cảm xúc, bạn sẽ càng trở nên mạnh mẽ về tinh thần. Bạn sẽ tự tin hơn trong việc xử lý các tình huống khó chịu và biết cách đưa ra những lựa chọn tích cực để thay đổi tâm trạng. Tạp chí Mẹ và Con hy vọng: Khi đã nắm rõ kỹ năng quản lý cảm xúc, bạn sẽ luôn vững vàng trước mọi thử thách của cuộc sống.

Bài viết liên quan