Mẹ và Con - Sợ đám đông là một trong những hội chứng tâm lý phổ biến ở nhiều trẻ, đặc biệt là trẻ đang sống trong giai đoạn 4.0 như hiện nay thì khả năng giao tiếp càng bị hạn chế. Vậy bố mẹ đã hiểu hết về Hội chứng sợ đám đông chưa? Cùng Mẹ và Con tìm hiểu ngay nhé!

Hội chứng sợ đám đông sẽ khiến trẻ nhút nhát, ngại giao tiếp… điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này của trẻ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu đúng về hội chứng này sẽ giúp bố mẹ có cách giúp con khắc phục hiệu quả hơn.

Hội chứng sợ đám đông là gì?

Sợ đám đông là một dạng bệnh rối loạn lo âu khiến người mắc bệnh né tránh những không gian, tình huống khiến trẻ sợ hãi. Trẻ thường cảm thấy tuyệt vọng và xấu hổ khi đối mặt với tình huống, không gian đó. Đối với sợ đám đông, người mắc bệnh rối loạn lo âu sẽ sợ khi ở không gian công cộng, không gian mở, xếp hàng ở đám đông…

Cảm giác lo âu thường xuất phát từ nỗi sợ bản thân không có cách nào giải thoát hoặc nhờ sự giúp đỡ từ mọi người. Hầu hết những trẻ mắc phải hội chứng tâm lý thường đã trải qua một sự việc ám ảnh, trẻ luôn hoảng loạn khi trong một không gian tương tự và sợ rằng tình huống xấu đó có thể diễn ra lần nữa. Hội chứng sợ giao tiếp với đám đông sẽ hạn chế sự phát triển của trẻ, đặc biệt là khả năng giao tiếp. Nếu không điều trị phù hợp, trẻ sẽ không dám rời khỏi nhà. Nặng hơn, hội chứng này có thể dẫn đến những vấn đề sau: trầm cảm, nghiện rượu, rối loạn lo âu, rối loạn đa nhân cách…

Dấu hiệu nhận biết trẻ sợ đám đông

Để xác định xem trẻ có sợ đám đông hay không, bố mẹ có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ không dám ra khỏi nhà một mình, dù là sang nhà bạn chơi
  • Luôn muốn né tránh đám đông, sợ xếp hàng
  • Sợ không gian hẹp như: thang máy, rạp chiếu phim…
  • Sợ đến không gian mở như: cầu, trung tâm mua sắm, bãi đỗ xe…
  • Không thích dùng các phương tiện công cộng

khắc phục tình trạng sợ đám đông

Bố mẹ có thể theo dõi thêm các dấu hiệu khác của hội chứng sợ đám đông:

  • Nỗi sợ hãi quá mức so với tình trạng thực tế
  • Luôn sợ hãi hoặc lo lắng khi gặp tình huống nhiều người
  • Trẻ gặp nhiều vấn đề trong cách thể hiện bản thân trước tình huống giao tiếp xã hội thông thường
  • Luôn muốn né tránh đám đông hết mức có thể
  • Trẻ luôn nhờ người bên cạnh mỗi khi giao tiếp đám đông, hoặc không thoải mái khi xuất hiện trước đám đông

Nguyên nhân khiến trẻ mắc hội chứng sợ đám đông

Trẻ ít được giao tiếp với mọi người

Thông thường trẻ rụt rè, sợ giao tiếp với đám đông thường là những trẻ ít nói và không thích giao tiếp với mọi người. Điều này thường thấy ở những trẻ có gia đình ít anh chị em cùng độ tuổi, không thích giao tiếp, bản chất ít nói.

Trẻ chậm thích nghi với môi trường mới

Nhiều trường hợp, trẻ nói chuyện rất nhiều và giao tiếp tự tin với những người thân quen. Tuy nhiên khi tiếp xúc với người lạ, trẻ thường tỏ ra nhút nhát và ngại giao tiếp. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do trẻ chậm thích nghi với môi trường mới, cảm thấy xa lạ với địa chỉ mới. Thường thấy ở những trẻ thường xuyên di chuyển chỗ ở, trường học, lớp học… khiến trẻ khó thích nghi kịp và dẫn đến sợ đám đông.

Gia đình quá nuông chiều

Một lý do khác góp phần gây ra tình trạng trẻ sợ đám đông là do nhiều gia đình quá nuông chiều con. Nhiều bố mẹ sợ con dễ bị tổn thương, trầy xước, con bị đau nên không để con làm bất cứ điều gì hay không cho con tự khám phá thế giới xung quanh của mình. Lâu dần, trẻ hình thành tình ỷ lại luôn trong tình trạng không dám làm gì mới mẻ và bám dính vào cha mẹ.

Mặc cảm bản thân

Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng sợ đám đông ở trẻ. Có thể là do thành tích học không tốt, trẻ thấy nhiều bạn bè có tài năng như ca múa hát nhưng mình thì không… từ đó sinh ra cảm giác tự ti, thiếu sự tự tin vào bản thân. Hơn nữa do sự thiếu tự tin nên trẻ sợ phát biểu trước đám đông, sợ nói ra những lời không chính xác và nhận được những đánh giá thấp từ bạn bè.

Ngoài ra, những trẻ có ngoại hình không cân đối như trẻ quá nhỏ hoặc béo phì khiến trẻ mặc cảm, không tự tin khi giao tiếp với mọi người. Chính vì vậy trẻ dần dần trẻ sẽ quen thu mình, tránh xa mọi người và lo ngại đám đông.

Hội chứng sợ đám đông

Cuộc sống gia đình không hạnh phúc

Đây được xem là nguyên nhân chính khiến trẻ mất tự tin vào bản thân . Do cuộc sống gia đình không hạnh phúc, bố mẹ thường xuyên cãi nhau và trẻ chứng kiến được cảnh bạo lực gia đình cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ rất sợ đám đông. Trẻ luôn sợ bị bỏ rơi, tâm lý luôn bị áp lực gây ra cảm giác hoảng loạn, lạc lõng… không được bảo vệ và cảm thấy mất an toàn. Đối với gia đình, có hoàn cảnh đặc biệt như cha mẹ phạm tội, bố mẹ ly hôn, gia đình không trọn vẹn… trẻ rất dễ thu mình và cảm nhận thế giới luôn có thể xảy ra mâu thuẫn.

Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ đám đông

Giúp trẻ nhìn nhận nỗi sợ

Trẻ con chưa hiểu rõ chuyện và hành xử thường rất bản năng, nếu trẻ sợ đám đông đến nỗi khóc to thì việc đầu tiên bố mẹ cần làm là trấn an và dỗ cho bé nín khóc. Bạn hãy ôm trẻ vào lòng để bé cảm  thấy an toàn, được bảo vệ. Và thay vì nói “không có gì phải sợ”, “có gì sợ đâu”, “việc này rất bình thường”… hãy nói cho trẻ biết bố mẹ hiểu được trẻ đang sợ điều gì và bố mẹ cũng đang tìm cách cùng con vượt qua nỗi sợ này. Với cách phản ứng này, trẻ sẽ thấy được thấu hiểu và có người đồng hành.

Giải thích nỗi sợ của con một cách thẳng thắn

Sau khi hiểu được nỗi sợ của con, bạn hãy an ủi trẻ bằng cách cho con biết rằng ai cũng có thể có nỗi sợ đó. Tuy nhiên mọi chuyện đều có cách vượt qua. Bạn có thể phân tích nỗi sợ của trẻ và kể cho trẻ biết những đứa trẻ khác đều có nỗi sợ, bạn có thể dùng các nhân vật trong cổ tích để trẻ dễ liên tưởng hơn.

sợ đám đông

Kiên trì để cùng trẻ vượt qua nỗi sợ

Nếu trẻ mắc phải hội chứng sợ đám đông thì chắc hẳn sẽ không thể vượt qua trong ngày 1 ngày 2, mà cần cả một quá trình. Bố mẹ hãy cùng con đến những nơi đông người như: công viên, khu vui chơi… nơi tập trung đông đối tượng có cùng lứa tuổi như trẻ. Về lâu dần sẽ giúp trẻ thích nghi được với nơi đông người, sau đó bố mẹ có thể dần dần cho trẻ tự mình trải nghiệm. Tuy nhiên cần kiên nhẫn trước khi cho bé làm quen với đám đông nhé!

Hội chứng sợ đám đông là một trong những hội chứng tâm lý thường gặp. Nếu không được có cách khắc phục đúng, trẻ sẽ trở nên nhút nhát và ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp xã hội về sau. Vì vậy, nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu sợ đám đông hãy tìm cách chia sẻ và cùng trẻ vượt qua nhé!

Bài viết liên quan