Không ép con học
Dạy con tự lập của mẹ Đức không có nghĩa là bắt con phải học nhiều thứ từ khi còn nhỏ. Trường mẫu giáo Berlin không nhấn mạnh vào khả năng tăng cường học thuật. Trẻ sẽ học cùng nhau khi bước vào lớp 1, khi trẻ còn đang học Mẫu giáo đó là thời điểm để trẻ chơi và học cách giao tiếp xã hội là chính. Khi vào lớp 1, trẻ em Đức cũng không cần phải học quá gắt gao, phần lớn là chơi ngoài trời. Hướng giáo dục này của người Đức có phần thả lỏng nhưng không đồng nghĩa với chất lượng yếu kém.
Theo đánh giá năm 2012 của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, học sinh 15 tuổi ở Đức thể hiện khả năng học tập của mình tốt hơn so với mặt bằng chung của thế giới trong các môn học. Trong khi đó học sinh đến từ Mỹ lại tụt hậu khá xa trên bảng xếp hạng này, dù áp lực học hành nhiều hơn.
Dạy con tự lập ở Đức không có nghĩa là bắt con phải học nhiều thứ từ khi còn nhỏ. (Ảnh minh họa)
Cho trẻ chơi với lửa
Mẹ Việt luôn cẩn trọng chăm sóc con và cấm con đụng vào các đồ vật nguy hiểm như, dao, lửa…nhưng đối với ba mẹ Đức, ngay từ khi còn nhỏ họ đã cùng con học cách sử dụng chúng. Ba mẹ Đức có thể dạy con cách thắp những ngọn nến và đốt cháy giấy một cách cẩn thận và an toàn để trẻ hiểu được cách sử dụng, tính nguy hiểm để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
Ba mẹ Đức dạy con cách sử dụng lửa an toàn và cẩn thận. (Ảnh minh họa)
Cho con đi xe đạp không có bàn đạp
Bạn sẽ thấy kì lạ là khi đến nước Đức vì ở đất nước này, trẻ em đi xe đạp mà không có bàn đạp. Ở Đức các bé từ 1 – 3 tuổi đều có một chiếc xe đạp không bàn đạp. Theo quan niệm của người Đức, cho trẻ đi xe đạp không bàn đạp sẽ giúp trẻ học cách cân bằng. Những trẻ em từ 3 – 4 tuổi ở Đức đều biết đi xe đạp có bàn đạp nhờ tập luyện với chiếc xe đạp không có bàn đạp từ sớm.
Các trẻ em Đức từ 1 – 3 tuổi đều có một chiếc xe đạp không bàn đạp riêng cho mình. (Ảnh minh họa)
Dạy trẻ cách tiêu tiền
Với nhiều người, việc cho con tiêu tiền quá sớm sẽ làm hư trẻ và nghĩ trẻ sẽ không biết trân trọng tiền mình đang có. Nhưng với người Đức, họ đã tập cho con cách tiêu tiền từ sớm. Họ cho rằng trẻ con nên biết cách tiêu tiền cho đúng và hợp lí. Khi đi mua đồ cùng ba mẹ, họ sẽ giao tiền cho trẻ trả và không quên nhắc con khi mua một món đồ gì đó phải trả tiền, nếu không trả là phạm pháp, là sai. Đó là cách mẹ dạy cho con trẻ biết đồ vật đó có giá bao nhiêu và tính toán xem đưa tiền cho người bán số tiền có đúng với đồ vật đó không.
Người Đức không đáp ứng và không cho phép trẻ ăn vạ, mè nheo hay khóc lóc để mua món đồ chơi mà trẻ thích. Họ nói cho chúng biết cách tiêu tiền hợp lí và giá trị của những đồng tiền đó.
Người Đức dạy trẻ cách tiêu tiền hợp lí rất sớm. (Ảnh minh họa)
Khuyến khích con ra ngoài chơi mỗi ngày
Theo người Đức, chẳng có gì gọi là điều kiện thời tiết xấu và không tốt mà chỉ có quần áo không phù hợp. Giá trị thời gian cho trẻ chơi bên ngoài cũng được nhà trường khuyến khích. Bất kể trời lạnh hay xám xịt, các ba mẹ Đức vẫn nai nịt cho con kĩ càng và đưa trẻ hay để trẻ tự đi ra ngoài, tới khu vui chơi hay công viên giải trí. Việc này làm tăng sức khỏe và tính chủ động của con trong mọi việc, dù có gặp khó khăn hay điều kiện bất lợi, trẻ vẫn có thể tự mình vượt qua mà không nhờ vào bố mẹ.
Cho trẻ ra ngoài chơi mỗi ngày là tăng cường sức khỏe, tính tự lập. (Ảnh minh họa)