Khi nhắc đến sự tức giận, người ta thường đưa ra cách kiềm chế nó. Thế những nhà khoa học lại đưa ra lập luận ngược lại, và còn khuyến khích cho chúng ta “xả giận” bởi lợi ích sức khỏe của nó. Theo họ, cách tốt nhất để đối phó với cơn tức giận là thể hiện nó một cách lành mạnh và biến cảm giác tiêu cực thành một hành động tích cực, mang tính xây dựng.
Nhà khoa học thần kinh Matthew Lieberman tại UCLA đã chỉ ra rằng khi chúng ta đưa cảm xúc tiêu cực vào lời nói, thì hoạt động của hạch hạnh nhân (phần não liên quan đến phản ứng cảm xúc và ra quyết định) giảm, quá trình cuối cùng có thể góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất. Hơn nữa, Trường Y tế Công cộng Harvard có bằng chứng cho thấy rằng, những người công khai bày tỏ cảm xúc của họ khỏe mạnh hơn những người thường kìm nén cảm xúc.
Các nhà nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị
đột quỵ do cục máu đông lên não hoặc chảy máu trong não sau cơn tức giận cao hơn gấp 3 lần so với người bình thường. Nhiều nghiên cứu cho thấy tác hại lớn nhất về mặt thể chất là sự tức giận ảnh hưởng đến
sức khỏe tim mạch. Các nhà nghiên cứu tâm thần học cho biết, trong hai giờ sau khi cơn tức giận bộc phát thì nguy cơ bị đau tim tăng gấp đôi.
Thế nên, điều quan trọng không phải là bạn sẽ kìm nén nó như thế nào mà bạn sẽ giải tỏa cơn giận của mình ra làm sao để không để lại những ảnh hưởng xấu.
4 cách trút giận vô hại
1. Xả giận bằng cách đánh một quả bóng
Có thể bạn chưa biết, hiện nay dịch vụ “Căn phòng thịnh nộ” xuất hiện và trở thành trào lưu trên nhiều nước. Tại Việt Nam chúng ta cũng có một đơn vị kinh doanh loại hình dịch vụ này tại Hà Nội. Mục đích chính là tạo điều kiện cho khách hàng được “đập phá” để “tống” ra những năng lượng tiêu cực, được trút bỏ tất cả những những giận dữ mình đang phải chịu.
Đây là cách xả stress hiệu quả. Thế nhưng, nếu bạn không có điều kiện để đến căn phòng đặc biệt này, thì có thể xả giận lấy găng tay đấm bốc và đánh bao cát, hoặc gối bông và tưởng tượng như thể bạn đang đánh kẻ gây ra cơn giận dữ của mình.
2. Viết ra sự tức giận của bạn
Lấy một tờ giấy và một cây bút và viết chi tiết về những gì mà bạn đang cảm nhận Tay, chân, và giọng là những chìa khóa giải phóng những năng lượng cảm xúc ra khỏi cơ thể. Vì thế hãy bộc lộ cảm xúc qua ngòi bút của bạn, thay vì chỉ trích nó, bạn sẽ học được cách “ôm chầm” lấy nó và xoa dịu sự nóng nảy của mình.
Rất khó để “làm việc” với một con thú hoang – cơn giận bên trong bạn, nhưng nếu bạn làm được, bạn chính là người có tài năng đặc biệt mà hiếm ai có được sự bình tĩnh, điềm đạm như vậy. Dừng lại một chút, và nhìn thẳng vào nguyên nhân gốc rễ của cơn giận, đâu đó bạn sẽ thấy được điểm yếu của chính mình. Bởi điểm nào mình còn yếu, thì điểm đó mới có thể đánh gục được mình. Bạn sẽ loay hoay tìm cách chỉnh sửa nó thay vì “giận” đến mức quên mất cả thời gian.
3. Hãy hát lên cơn giận của bạn
Khi tức giận, cơ thể sẽ phải trải qua quá trình căng thẳng mệt mỏi, hãy thả lỏng và giữ cho đầu óc nhẹ nhàng để giải phóng đi những cảm xúc tiêu cực, và hát cũng là một trong những cách khiến cho tâm trạng của bạn dịu lại.
Hát một cách nhiệt tình những bài “tủ” của mình (đặc biệt những bài có giai điệu sôi động, mãnh liệt). Bạn cũng có thể tự tạo lời hoặc giai điệu theo ý thích và tâm trạng của mình, miễn là bạn cảm thấy có thể trút được cơn giận.
4. Nhảy múa theo cơn giận
Đôi khi, việc ngồi yên một chỗ sẽ khiến cảm xúc tức giận của bạn tăng cao. Vậy bạn phải làm gì khi tức giận? Khi nhà không có ai, hãy đóng kín cửa phòng riêng của mình lại, bật nhạc lên và “quẩy” như chưa từng được “quẩy”. Nó không những giúp bạn bớt “nóng” đi mà còn khá là vui nữa. Khi tâm trí tập trung vào sự di chuyển, nó sẽ không nghĩ đến những chuyện khiến bạn cảm thấy căng thẳng hoặc tức giận. “Tâm an vạn sự an”, điều này có nghĩ là khi tâm trí của bạn hiền hòa, thanh tịnh, mọi sự xảy ra trong cuộc sống của bạn cũng sẽ trôi qua nhẹ nhàng, thuận lợi.
Dù bản thân đúng hay sai, nếu những dòng cảm xúc đang sôi sục này không được kiểm soát, chúng ta rất có thể sẽ sẵn sàng phá hủy mọi thứ, từ vật chất đến các mối quan hệ để thỏa mãn cơn giận của mình, và sau đó những gì còn lại là cảm giác hối hận, áy náy, tiếc nuối… Nhưng không phải ai cũng có khả năng kiềm chế cảm xúc của mình. Đôi lúc, khi mọi thứ trở nên “quá tải”, họ cần phải “xả” bớt sự bức bối trong người. Như bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống, nếu muốn giỏi thì chúng ta cần phải học. Để trở thành những người kiểm soát cảm xúc tốt, bạn cũng cần phải học và rèn luyện.