Nếu không kiêng cữ hợp lý sau khi sinh, mẹ có nguy cơ cao đối mặt với những bệnh hậu sản. Bởi quá trình mang thai và quá trình sinh con đã khiến cơ thể của phái đẹp tiêu tốn nhiều sức lực, cần thời gian để hồi phục.
Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh có thể làm quá trình phục hồi kéo dài, thậm chí là dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh
Hiện nay, việc kiêng khem sau sinh chỉ cần thực hiện trong một tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại “xem nhẹ” vấn đề này, dẫn tới nhiều hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh như:
Thiếu máu
Máu là nguồn cung cấp năng lượng, oxy, dinh dưỡng cho những cơ quan trong cơ thể. Sau sinh, phái đẹp sẽ bị mất máu nhiều. Vì thế, khi không bổ sung đủ dưỡng chất hay không nghỉ ngơi hợp lý, mẹ có thể bị thiếu máu sau sinh, khiến làn da trở nên xanh xao và nhợt nhạt, gây sự suy nhược cơ thể và thiếu tập trung trong các sinh hoạt hằng ngày. Đây cũng là hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh thường gặp nhất.
Suy nhược cơ thể và sức khỏe suy yếu
Khi sinh con, cơ thể của người mẹ đã bị mất nhiều máu và năng lượng. Do đó, khi không nghỉ ngơi đúng cách mà lao động quá sớm, mẹ có thể gặp phải những hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh như bệnh tim mạch, tuần hoàn não, xương khớp.
Bên cạnh đó, khi không giữ ấm cơ thể sau sinh, nhất là vào mùa lạnh, mẹ bỉm có thể cảm nhận sự giảm sút sức khỏe rõ rệt, dễ cảm thấy mệt mỏi và bị lạnh.
Do đó, kiêng cữ sau khi sinh là điều rất quan trọng. Thời gian kiêng cữ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ, đảm bảo cơ thể của bạn hồi phục một cách an toàn và hiệu quả.
Nguy cơ mắc các bệnh lý
Khi mang thai, cơ thể của người mẹ đã có nhiều sự thay đổi về sinh lý và trao đổi chất để nuôi dưỡng thai nhi. Nếu sau sinh mà có biện pháp chăm sóc phù hợp, mẹ có khả năng cao đối mặt hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh như các bệnh lý về xương khớp, hệ thần kinh, hệ hô hấp, và hệ tiêu hóa, cùng với một số biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là ở thai phụ lớn tuổi.
Sa âm đạo và trực tràng
Sa âm đạo và trực tràng là một trong các hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh. Một số mẹ sau sinh đã nhanh chóng quay lại hoạt động và lao động quá sớm, dẫn tới cảm giác nặng và khó chịu tại khu vực âm đạo và hậu môn.
Khi không được có biện pháp can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển nghiêm trọng, dẫn tới hình thành khối sa âm đạo và trực tràng, gây nhiều khó khăn khi đi tiêu và cảm giác đau đớn tại vùng âm đạo. Lúc này, bác sĩ có thể phải chỉ định thực hiện phẫu thuật để điều trị.
Sa tử cung
Cùng với sa âm đạo và trực tràng, hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh có thể là tình trạng sa tử cung sau sinh, dẫn tới những triệu chứng ban đầu như tiểu rắt, đau tại vùng kín, gặp nhiều khó khăn khi đi tiêu.
Phòng ngừa hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh
Hiện nay, quy tắc kiêng cữ sau sinh đã trở nên nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, sức khỏe của mẹ sau sinh vẫn cần được bảo vệ và chăm sóc kỹ lưỡng. Dưới đây là những biện pháp mà bạn có thể áp dụng để ngăn ngừa hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh:
Nghỉ ngơi hợp lý
Sau sinh, mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe, tránh các việc nặng nhọc hoặc các hoạt động tác động đến lưng nhiều. Mẹ nên hạn chế làm việc quá sớm để giảm thiểu nguy cơ mắc những bệnh lý xương khớp.
Bên cạnh đó, mẹ nên ngủ đủ giấc khoảng 8-9 giờ/ngày. Bạn hãy thu xếp thời gian để được ngủ đủ giấc. Nếu được, bạn nên nhờ người khác hỗ trợ chăm bé để nghỉ ngơi, đảm bảo chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất tốt. Hơn nữa, ngủ đủ và ngon giấc cũng giúp phòng ngừa căng thẳng và trầm cảm sau sinh, giảm thiểu nguy cơ mất sữa.
Chú trọng về chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Sau sinh, mẹ nên ăn uống cân đối và đảm bảo bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể. Mỗi ngày, bạn hãy tăng cường bổ sung đạm, cân đối dinh dưỡng từ tinh bột, đường, vitamin, chất xơ, chất béo, khoáng chất.
Mẹ bỉm nên ưu tiên những món giàu vitamin và beta caroten từ rau xanh để tăng cường đề kháng cho cơ thể; uống nước nhiều (nước ấm) hay sữa để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi chất nhé.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng
Các mẹ nên thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng để tránh lây nhiễm bệnh cho các thiên thần nhỏ khi tiếp xúc gần với bé nhé. Bạn hãy đánh răng sau khi ăn và trước khi ngủ, súc miệng với nước muối để diệt vi khuẩn gây hại.
Tắm nắng để bổ sung Vitamin D
Sau sinh, việc tắm nắng cũng rất tốt cho mẹ bỉm đấy! Tắm nắng sẽ giúp tăng khả năng tổng hợp vitamin D qua da cho cơ thể, từ đó giúp nâng cao sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tắm nắng vào buổi sáng trước 8 giờ tại những khu vực có không khí trong lành. Mỗi lần tắm nắng không nên kéo dài quá 30 phút nhé.
Kiêng quan hệ tình dục
Để âm đạo và tử cung phục hồi hoàn toàn, phái đẹp nên kiêng quan hệ tình dục khoảng 4 – 6 tuần sau sinh. Sau khi cảm thấy sức khỏe ổn định, bạn nên tập trung vào việc quan hệ tình dục an toàn nhé.
Trên đây là những chia sẻ về các hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh. Nếu không kiêng khem đúng cách, mẹ có khả năng đối mặt với những hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh như các bệnh tim mạch, bệnh xương khớp, thiếu máu, sa tử cung… Vì thế, để rút ngắn quá trình phục hồi cơ thể, bạn nên có những biện pháp chăm sóc sức khỏe hợp lý, đặc biệt là trong tháng đầu sau sinh nhé.