Mẹ và Con - Sinh con ra là một phép màu nhưng đi đôi với điều tuyệt vời này thì cơ thể của mẹ cũng sẽ có nhiều sự thay đổi đáng kể. Khô âm đạo sau khi sinh là một trong số đó và khiến không ít mẹ "đau đầu"...

Theo những thống kê năm 2018 của tạp chí y khoa BMC pregnancy and childbirh, có đến gần một nửa (43%) sô phụ nữ gặp chứng khô âm đạo sau khi sinh trong 6 tháng đầu sau sinh.

Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như thay đổi hormone trong cơ thể hay viêm tuyến giáp. Vậy bạn đã biết cách cải thiện tình trạng khô rát âm đạo để cô bé luôn thoải mái, dễ chịu? Hãy cùng Mẹ và Con tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết này nhé!

Khô âm đạo sau khi sinh
Khô âm đạo sau khi sinh

Khô hạn sau sinh

Thông thường, âm đạo luôn ẩm, có độ pH ổn định và sạch sẽ nhờ các tuyến trong cổ tử cung tạo ra chất bôi trơn tự nhiên.

Tình trạng khô âm đạo sau khi sinh xảy ra lúc cơ thể không tiết dịch nhờn và hoặc các dịch nhờn tiết ra không đủ sau khi sinh. Điều này khiến nhiều chị em phụ nữ cảm thấy đau rát và khó chịu thậm chí chảy máu sau khi quan hệ tình dục

Khô âm đạo sau khi sinh kéo dài bao lâu?

Sau quá trình mang thai, dù sinh thường hay mổ thì cơ thể đều cần thời gian để hồi phục, đặc biệt là bộ phận tử cung và âm đạo. Theo các bác sĩ khuyến cáo, sau khi em bé chào đời ít nhất 6-8 tuần thì phụ nữ có thể quan hệ tình dục. Khoảng thời gian nghỉ ngơi này tạo điều kiện để tử cung co lại, kết thúc tình trạng chảy máu sau sinh. 

Đối với những chị em cho con bú sữa mẹ hoàn toàn thì tình trạng khô âm đạo sẽ càng nghiêm trọng và kéo dài hơn. Nguyên nhân là do hormone Prolactin sản sinh ra khi tiết sữa sẽ ức chế việc sản xuất Estrogen trong cơ thể.

Chỉ khi ngừng cho con bú, nồng độ Prolactin và Estrogen mới về mức bình thường. Nhờ đó vùng kín mới có thể trở nên ẩm ướt trở lại, khô hạn sau sinh cũng được cải thiện dần dần sau đó. 

Dấu hiệu nhận biết khô âm đạo sau khi sinh

Bị khô âm đạo sau khi sinh thực sự không nguy hiểm mà chỉ gây ra những khó khăn trong đời sống vợ chồng cũng như gây viêm nhiễm phụ khoa. Chính vì vậy, chị em cũng nên đi khám và khắc phục sớm. Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng này như:

  • Vùng kín ngứa ngáy, nóng rát: tình trạng này kéo dài làm giảm ham muốn sau sinh và rất dễ dẫn đến các bệnh lý vùng kín khác.
  • Đau rát khi quan hệ: chất nhờn âm đạo tiết ra ít khiến chị em cảm thấy đau rát, khó chịu khi quan hệ tình dục, thậm chí trong cả những hoạt động hàng ngày như đi bộ, tập thể dục…
  • Nhiễm trùng, nấm ngứa: các tác nhân như vi khuẩn, nấm ngứa gây viêm nhiễm sẽ có điều kiện xâm nhập khi âm đạo bị khô.

Dấu hiệu khô âm đạo sau khi sinh

Nguyên nhân gây khô âm đạo sau sinh

Khô âm đạo sau khi sinh là tình trạng hầu như xảy ra ở tất cả chị em phụ nữ sau khi sinh em bé. Một số nguyên nhân phải kể đến như:

Hormone thay đổi sau khi sinh

Thay đổi và rối loạn nội tiết tố, cụ thể là thiếu hụt estrogen và progesterone là một trong những nguyên nhân chính gây nên khô âm đạo sau khi sinh ở phụ nữ. Estrogen có chức năng thúc đẩy lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục và bôi trơn âm đạo.

Thông thường nồng độ hai hormone kể trên sẽ giảm mạnh để quay về mức như trước khi mang thai trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

Thêm nữa, estrogen còn có thể ảnh hưởng việc sản xuất sữa nên cơ thể sẽ giảm lượng estrogen hơn nữa nếu bạn cho con bú. Vậy nên, thiếu hụt estrogen có thể dẫn đến một số vấn đề sau sinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm và cả khô âm đạo.

Viêm tuyến giáp sau sinh

Khô âm đạo sau khi sinh cũng có thể là do tình trạng viêm giáp hay tuyến giáp bị nhiễm trùng. Khi bị viêm, tuyến giáp có thể sản sinh rất nhiều hoặc rất ít các hormone cần thiết cho nhiều hoạt động cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng khô rát âm đạo. 

Các triệu chứng của viêm giáp sau sinh có thể bao gồm:

  • Run rẩy
  • Đánh trống ngực
  • Cáu gắt
  • Khó ngủ
  • Tăng cân
  • Mệt mỏi
  • Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh
  • Buồn bã
  • Khô da
  • Khô âm đạo.

Khô âm dạo sau sinh kéo dài bao lâu

Ảnh hưởng của tình trạng khô âm đạo sau sinh

Tình trạng khô âm đạo sau khi sinh và quá trình sinh nở có thể khiến niêm mạc âm đạo trở nên mỏng hơn, ít đàn hồi và dễ bị tổn thương hơn. Âm đạo cũng dễ bị viêm, đau rát và ngứa hơn so với trước. Điều này rất dễ khiến bạn bị đau khi quan hệ sau sinh hoặc chảy máu âm đạo khiến chất lượng cuộc “yêu” giảm đi.

Tuy vậy, những triệu chứng này sẽ biến mất sau khi ngừng cho con bú. Ngoài ra, bạn cũng có thể khắc phụ tình trạng này bằng cách thay đổi các thói quen sinh hoạt và nhờ sự tư vấn từ các bác sĩ. 

Bí quyết khắc phục tình trạng khô âm đạo sau khi sinh

Ngoài việc ngồi đợi những triệu chứng này tự biến mất, chị em phụ nữ cũng có thể chủ động cải thiện tình trạng khô âm đạo sau khi sinh bằng các thói quen sau: 

  • Duy trì thói quen thoa kem dưỡng ẩm âm đạo vài ngày một lần.
  • Duy trì lượng nước trong cơ thể phù hợp: uống đủ 2 lít nước mỗi ngày hoặc có thể hơn nếu cảm thấy nhu cầu nước của cơ thể cần nhiều hơn.

Bí quyết khắc phục tình trạng khô âm đạo

  • Tránh thụt rửa và dùng xịt vệ sinh cá nhân vì những điều này có thể gây kích ứng các mô âm đạo nhạy cảm.
  • Nhờ bác sĩ tư vấn về việc sử dụng kem bôi âm đạo chứa estrogen, như estrogen liên hợp (Premarin) hoặc estradiol (Estrace).
  • Sử dụng chất bôi trơn khi quan hệ tình dục.
  • Nói chuyện với chồng về vấn đề mình đang gặp. Cả hai có thể kéo dài màn dạo đầu hay thử các tư thế quan hệ khác sao cho bạn không còn khó chịu hay đau rát.
  • Liệu pháp estrogen. Đây là giải pháp lâu dài cho chứng khô âm đạo. Có một số lựa chọn cho liệu pháp này như:
  • Liệu pháp estrogen tại chỗ: Estrogen liều thấp trong kem bôi âm đạo, đặt vòng âm đạo và viên đặt âm đạo giải phóng trực tiếp vào mô âm đạo. Estrogen giúp khôi phục độ dày và độ đàn hồi tự nhiên cho niêm mạc âm đạo, đồng thời làm giảm khô và kích ứng.
  • Liệu pháp estrogen toàn thân: Estrogen trong thuốc, miếng dán, gel hoặc thuốc xịt giải phóng vào máu và di chuyển đến các cơ quan và mô ở nơi cần thiết.
  • Khuyến khích phụ nữ sau sinh nên vận động hàng ngày bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga sau khi sinh để thư giãn đầu óc, điều hòa hơi thở, lưu thông khí huyết. 

Tình trạng khô âm đạo sau khi sinh có thể ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và đời sống tình dục của nhiều chị em phụ nữ. Đây không phải là tình trạng nguy hiểm tính mạng nhưng cũng cần chú ý để cải thiện bằng cách liệu pháp chăm sóc và duy trì thói quen hàng ngày. Tốt nhất chị em nên tư vấn ý kiến từ các bác sĩ, chuyên gia để có liệu pháp điều trị phù hợp nhất nhé!

Bài viết liên quan