Với số ca nhiễm SARS-CoV-2 không ngừng tăng trong cộng đồng thì việc bệnh nhân F0 bắt buộc phải tự điều trị Covid tại nhà không còn lạ lẫm gì đối với người dân thành phố.
Trước tình hình này, bạn nên chuẩn bị thật kỹ về tất các phương diện để sẵn sàng giúp bản thân và gia đình vượt qua thách thức của bệnh tật. Trong đó, trang bị đầy đủ kiến thức và cách làm thế nào để tự điều trị Covid tại nhà là quan trọng và cần thiết nhất. Trong bài viết này, Mẹ và Con sẽ giải đáp 3 thắc mắc thường gặp khi các F0 tự điều trị Covid tại nhà. Cùng tham khảo, bạn nhé!
Bệnh nhân F0 nên tránh thực phẩm nào nếu nhiễm COVID-19?
Chế độ ăn uống của bạn phải là một trong những điều đầu tiên bạn cần chú trọng và tăng cường sau khi xét nghiệm dương tính với Covid-19. Thường thì các bệnh nhân sẽ bị giảm cảm giác thèm ăn, mệt mỏi và chán ăn, nhưng việc thúc đẩy bản thân bồi bổ các chất dinh dưỡng bằng các món ăn tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể bạn phản ứng tốt hơn với các triệu chứng của Covid. Bạn nên cố gắng hết sức để duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và luôn bổ sung cấp nước cho cơ thể. Bạn có thể uống bất cứ loại nước nào, miễn là nó không chứa nhiều đường hoặc các chất phụ gia không lành mạnh. Đặc biệt là tiêu thụ nhiều thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa để bổ sung nguồn cung cấp cho cơ thể bằng cách tăng gấp đôi trái cây, rau, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt hoặc lúa mì giàu tinh bột, và thịt nạc trong các bữa ăn của mình.
Ngoài ra có một số loại thực phẩm mà F0 khi điều trị tại nhà, cần lưu ý không nên ăn, vì chúng có thể cản trở khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại các triệu chứng Covid, bao gồm:
- Thực phẩm quá mặn, bao gồm đồ ăn nhẹ hoặc thịt đã qua chế biến như thịt xông khói
- Thực phẩm có đường, đặc biệt là các nguồn bổ sung nhiều đường, như bánh quy và bánh ngọt
- Nước ngọt và đồ uống trái cây có đường
Một chế độ ăn uống cân bằng trong thời gian hồi phục có thể giúp cơ thể bạn tràn đầy năng lượng hơn. Ngoài ăn uống hợp lý, bạn cũng nên chăm chỉ vận động, có thể đi dạo bên ngoài mỗi ngày, hoặc tập các tư thế yoga đơn giản tại nhà vì điều đó sẽ giúp bạn duy trì sức mạnh của mình, cũng như tăng sức đề kháng của cơ thể.
Các loại thiết bị y tế cần có nào để hỗ trợ F0 tự điều trị Covid tại nhà?
Có một số thiết bị có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bạn và giúp bạn nắm bắt được tiến triển của cơ thể.
-
Máy tạo độ ẩm:
Máy tạo độ ẩm cực kỳ hữu ích khi chúng ta nhiễm Covid vào mùa đông, hoặc những khi trời trở lạnh. Bởi vì nguồn cung cấp không khí xung quanh của bạn phải đủ ẩm để không gây kích ứng phổi, mũi và cổ họng của bạn.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, độ ẩm trong nhà nên dao động trong khoảng 30 – 50% để giữ cho hệ hô hấp của bạn được thoải mái. Khi dùng máy tạo độ ẩm, bạn hãy đảm bảo vệ sinh máy tạo ẩm kỹ lưỡng giữa mỗi lần đổ đầy bình và để nó ở một góc trong nhà – nơi mà máy có thể lan tỏa độ ẩm ra không gian xung quanh. Đặc biệt, nếu không gian không được thông thoáng với một bầu không khí sạch, thường có bụi bẩn, bạn nên kết hợp với máy lọc không khí nhằm giảm bớt căng thẳng cho hệ hô hấp của bạn.
-
Nhiệt kế hoặc máy quét nhiệt độ:
Nhiệt kế giúp bạn biết khi nào bạn cần sử dụng một số loại thuốc hạ sốt, giảm đau, cũng như cung cấp dữ liệu quan trọng cho các bác sĩ đang theo dõi tình hình sức khỏe của bạn cho các nhân viên y tế “từ xa”. Theo dõi các cơn sốt, biết được khi nào nó xảy ra, tần suất bao nhiêu lần trong ngày, và nhiệt độ dao động là bao nhiêu, sẽ thực sự giúp chúng ta kiểm soát bệnh tật khi bệnh có tiến triển xấu.
-
Máy đo oxy trong máu (máy SP02):
Máy đo nồng độ oxy trong máu – sử dụng ánh sáng để quét máu chạy qua ngón tay của bạn là chìa khóa để cứu theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện dấu hiệu chuyển nặng. Nó cung cấp một số liệu quan trọng cho các bác sĩ, những người có thể hướng dẫn bạn tìm cách điều trị ngay lập tức nếu kết quả liên tục đáng lo ngại. Tuy vậy khi lượng oxi trong máu thấp hơn 92% là tình trạng báo động đỏ, bạn cần đến bệnh viện.
Khi nào bạn cần đến bệnh viện ?
Nếu tự điều trị Covid tại nhà không khả quan, bạn vẫn có thể liên hệ khẩn cấp với cơ sở y tế địa phương, bệnh viện để được chuyển ngay vào viện và được chăm sóc bởi một chế độ đắc biệt hơn. Nếu có bất kỳ triệu chứng trở nặng nào sau đây, bạn cũng đều nên yêu cầu hỗ trợ y tế:
-
Không thể thở bình thường:
Nếu bạn bị hụt hơi, không thể thở bình thường khi nằm mà chỉ có thở khi ngồi, đầu tiên hãy thử thay đổi tư thế và tập thở hoặc nằm úp mặt xuống giường để cố gắng ổn định mức oxy của bạn. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, và kéo dài thì bạn nên gọi số điện thoại y tế địa phương để được chuyển viện gấp.
-
Đau ngực:
Một trong những triệu chứng nghiêm trọng nhất khi nhiễm COVID-19 là có thể hình thành cục máu đông và gây ra tình trạng đau ngực kéo dài; cho thấy cục máu đông đang gây tắc nghẽn hoặc nguy hiểm nghiêm trọng khác trong động mạch người bệnh. Khi chuyển vào bệnh viện, bạn sẽ được chẩn đoán hình ảnh trong phòng cấp cứu chính xác để xác định xem cơn đau của bạn có phải do cục máu đông ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể hay không.
-
Suy giảm ý thức:
Nếu bạn cảm thấy đầu óc không tỉnh táo, mất ý thức hoặc mê sảng, không thể tập trung trong thời gian ngắn hoặc không thể tỉnh táo, điều này có thể là do lượng oxy thấp hoặc do các vấn đề tim mạch, bạn cần thực hiện đo lượng oxy trong máu bằng máy Sp02 tại nhà trước. Nếu chỉ số quá thấp (dưới 92%), bạn cần đi viện ngay lập tức.
-
Ít hoặc không đi vệ sinh:
Nếu cơ thể bạn không tạo ra nhiều nước tiểu như bình thường, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị mất nước nghiêm trọng. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng COVID-19 từ nhẹ trở nên trầm trọng, thậm chí là dẫn đến tử vong nếu không được kiểm soát.
-
Môi hoặc mặt tái xanh:
Mặt, môi tím tái cũng là dấu hiệu cho thấy bạn không có đủ oxy cho cơ thể. Đó là dấu hiệu nhận biết của bệnh nhân nhiễm bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là khi được thấy xuất hiện các triệu chứng như đã được giới thiệu phía trên.
Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn trong quá trình tự điều trị Covid tại nhà. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe, luôn lạc quan trong cuộc sống để cùng vượt qua đại dịch.