Giấc ngủ của trẻ là quá trình phục hồi thể chất cho con vì cơ thể trẻ sẽ sản xuất hormone tăng trưởng trong quá trình ngủ. Vì vậy, ở những thời điểm trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, các bé cần được ngủ nhiều hơn. Ngủ đủ giúp các bé tăng khả năng học và ghi nhớ, đồng thời tăng khả năng miễn dịch, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Trẻ em ở mọi lứa tuổi cần được ngủ đủ giấc để có thể vui chơi, học tập và tập trung trong cả một ngày dài.
Trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên cần có tổng thời gian ngủ khác nhau. Mô hình giấc ngủ thay đổi theo từng độ tuổi của trẻ. Khi trẻ lớn lên, chúng bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm. Nhu cầu và mô hình giấc ngủ của trẻ em khác nhau, thông tin Mẹ và Con cung cấp cho các mẹ dưới đây chỉ là sự gợi ý, giấc ngủ của mỗi bé đôi khi sẽ khác nhau một chút nên các mẹ đừng quá lo lắng!
Nhu cầu ngủ ở các độ tuổi: Khi nào và ngủ bao lâu là đủ?
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi:
Trẻ sơ sinh ngủ liên tục cả ngày lẫn đêm. Các bé thường ngủ từ 16 – 18 giờ mỗi ngày.
Có hai kiểu ngủ khác nhau – ngủ năng động và ngủ yên tĩnh. Trong giấc ngủ năng động, các bé có thể di chuyển xung quanh, giật mình hoặc đòi bú. Trong giấc ngủ yên tĩnh, bé lại nằm yên và thở đều hơn. Trẻ sơ sinh chuyển qua giấc ngủ năng động và yên tĩnh theo chu kỳ giấc ngủ kéo dài khoảng 50 – 60 phút. Sau một chu kỳ ngủ các bé sẽ thức dậy và cần giúp đỡ để ngủ trở lại.
- Trẻ sơ sinh 3 – 6 tháng:
Đến 3 tháng, trẻ bắt đầu hình thành các kiểu ngủ ngày và đêm, có xu hướng bắt đầu ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Trẻ thường ngủ 12 – 15 giờ mỗi ngày. Khi được 3-6 tháng, trẻ sơ sinh có thể bắt đầu chuyển sang mô hình 2 – 3 giấc ngủ ban ngày, chu kỳ mỗi giấc ngủ tối đa 2 giờ. Bé vẫn có thể thức dậy ít nhất một lần vào ban đêm.
- Trẻ từ 6 – 12 tháng:
Ngủ ban đêm: Giấc ngủ của trẻ diễn ra nhiều hơn vào ban đêm. Ở độ tuổi này, hầu hết các bé đã sẵn sàng đi ngủ từ 6 giờ chiều đến 10 giờ tối. Thường mất ít hơn 40 phút để đi vào chu kỳ của một giấc ngủ. Nhưng cứ 10 trẻ lại có 1 trẻ mất nhiều thời gian hơn để vào được chu kỳ giấc ngủ. Trẻ có thể có giấc ngủ dài sáu giờ vào ban đêm khi chúng được sáu tháng tuổi. Gần 2/3 trẻ sơ sinh chỉ thức giấc một lần trong đêm và cần người lớn để giúp trẻ ngủ trở lại. Khoảng 1/10 trẻ sơ sinh lại thức 3 – 4 lần mỗi đêm. Hơn 1/3 các bậc cha mẹ nói rằng con họ gặp vấn đề với giấc ngủ ở độ tuổi này.
Ngủ ban ngày: Hầu hết trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi vẫn có giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Những giấc ngủ ngắn này thường kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ.
- Trẻ mới biết đi (12 – 24 tháng):
Trẻ mới biết đi cần ngủ 11 – 14 giờ mỗi ngày. Thông thường đây là giấc ngủ dài 10 – 12 giờ mỗi đêm và giấc ngủ ngắn 1 – 2 giờ vào ban ngày.
Một số trẻ mới biết đi không muốn đi ngủ vào chu kỳ ngủ buổi tối. Thường thì điều này là do các muốn thức để vui chơi cùng với gia đình. Đây là vấn đề về giấc ngủ phổ biến nhất được báo cáo bởi các bậc cha mẹ. Nó đạt đỉnh khoảng 18 tháng và được cải thiện theo độ tuổi. Dưới 5% trẻ hai tuổi thức ba lần trở lên trong chu kỳ giấc ngủ vào ban đêm.
- Trẻ mẫu giáo (3 – 5 tuổi):
Trẻ từ 3-5 tuổi cần ngủ 10-13 giờ mỗi đêm. Một số trẻ mẫu giáo cũng có thể có một giấc ngủ ngắn trong ngày kéo dài khoảng một giờ.
- Trẻ em trong độ tuổi đi học (Từ 5-11 tuổi):
Trẻ cần ngủ 9 – 11 tiếng mỗi đêm. Từ khoảng 5 tuổi trở lên, trẻ em không cần ngủ trưa nếu chúng ngủ đủ giấc qua đêm. Trẻ em ở độ tuổi tiểu học thường mệt mỏi sau giờ học và có thể mong đợi đến giờ đi ngủ từ khoảng 7h30 tối.
- Thanh thiếu niên:
Trẻ em bước vào tuổi dậy thì thường cần ngủ khoảng 8 – 10 tiếng mỗi đêm để duy trì mức độ tỉnh táo tốt nhất trong ngày. Những thay đổi đối với đồng hồ bên trong cơ thể hoặc nhịp sinh học trong thời kỳ thanh thiếu niên có nghĩa là thanh thiếu niên muốn đi ngủ muộn hơn vào ban đêm – thường là khoảng 11 giờ đêm hoặc muộn hơn và dậy muộn hơn vào buổi sáng
Vậy chu kỳ giấc ngủ là gì?
Tất cả chúng ta đều xoay vòng giữa các kiểu ngủ khác nhau trong đêm và cả những giấc ngủ ngắn. Từ khoảng sáu tháng tuổi, một chu kỳ giấc ngủ bao gồm:
– Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (Rapid eye movement – viết tắt là REM).
– Giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (Non-rapid eye movement – viết tắt là non-REM).
Trong giấc ngủ chuyển động mắt nhanh, nhãn cầu của bạn nhấp nháy từ bên này sang bên kia bên dưới mí mắt. Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh còn được gọi là giấc ngủ mơ. Giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh bao gồm giấc ngủ sâu và giấc ngủ nhẹ. Rất khó để đánh thức một đứa trẻ trong giấc ngủ sâu. Trong khi đó, trẻ em trong chu kì giấc ngủ nhẹ thì dễ bị thức giấc hơn. Số lượng giấc ngủ chuyển động mắt nhanh và không chuyển động mắt nhanh trong một chu kỳ giấc ngủ thay đổi suốt đêm
Chu kỳ giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ của trẻ?
Trẻ em có nhiều giấc ngủ sâu, không chuyển động mắt nhanh trong vài giờ đầu tiên sau khi ngủ. Đó là lý do tại sao trẻ ngủ rất ngon trong vài giờ đầu tiên sau khi đi ngủ và không bị quấy rầy bởi bất cứ điều gì. Trẻ có giấc ngủ không sâu nhiều hơn và giấc ngủ sâu nhẹ hơn vào nửa sau của đêm. Trẻ em dễ thức giấc hơn sau những giấc ngủ kiểu này. Vì vậy, chúng có thể thức dậy nhiều hơn trong thời gian này so với đầu đêm. Trong những năm đầu đời của trẻ, chu kỳ giấc ngủ của trẻ dài hơn khi trẻ lớn hơn. Ở trẻ em ba tuổi, chu kỳ ngủ khoảng 60 phút. Khoảng năm năm tuổi, chu kỳ ngủ đã trưởng thành với độ dài khoảng 90 phút, tương đương với người trưởng thành.
Hy vọng với những thông tin hữu ích nêu trên của Mẹ và Con đã có thể giúp bạn chăm sóc giấc ngủ của trẻ tốt hơn, đồng hành cùng bé phát triển khỏe mạnh về thể chất, tinh thần!