Mẹ và Con - Tập cho em bé ngồi bô đúng thời điểm rất quan trọng. Thế nhưng không phải gia đình nào cũng có thể nhanh chóng giúp trẻ làm quen với vật dụng mới này.

Việc em bé ngồi bô là kỹ năng quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Không chỉ đánh dấu cho thấy trẻ đã tự tin, độc lập hơn mà còn giúp cho cha mẹ tiết kiệm được chi phí và công sức cho việc thay tã.

Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết cách tập cho trẻ ngồi bô đúng cách và đúng lúc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những mẹo và bí quyết để tập cho bé ngồi bô hiệu quả và nhanh chóng.

Nhận biết thời điểm sẵn sàng của bé

Trước khi bắt đầu tập cho em bé ngồi bô, bạn cần xác định xem bé đã sẵn sàng hay chưa. Mỗi bé có tốc độ phát triển và nhận thức khác nhau, cha mẹ không thể so sánh hay ép buộc con theo tiêu chuẩn của người khác.

Thông thường, trẻ biết ngồi bô từ 18 đến 24 tháng tuổi, nhưng cũng có bé 3 tuổi hoặc hơn mới học được. Nếu bạn bắt đầu quá sớm, có thể khiến quá trình này kéo dài và gây áp lực cho bé.

thời điểm tập cho em bé ngồi bô

Bạn có thể nhận biết thời điểm sẵn sàng của trẻ qua những dấu hiệu sau:

  • Con đã biết đi, có thể ngồi vững trên bô hoặc ghế hỗ trợ cho trẻ em trên bồn cầu mà không tỏ ra khó chịu.
  • Trẻ đã biết cách tự kéo quần lên và xuống.
  • Trẻ kiểm soát được việc đi vệ sinh, có thể nhịn trong 2 giờ liên tục hoặc không tè dầm vào ban đêm
  • Bé hiểu và tuân theo những chỉ dẫn đơn giản.
  • Bé biểu lộ khi muốn đi tiểu hoặc đi đại (bằng cử chỉ, lời nói hoặc biểu hiện khó chịu).

Ngoài ra, bạn cũng nên chọn thời điểm ổn định và thoải mái để luyện tập việc em bé ngồi bô. Nếu con đang đang gặp những thay đổi lớn trong cuộc sống, như chuyển nhà, bé đi học, sinh em, hay trẻ bị ốm đau, bạn nên đợi cho bé ổn định lại rồi mới bắt đầu.

Chuẩn bị đồ dùng và thiết lập môi trường

Sau khi xác định được thời điểm phù hợp bạn cần chuẩn bị đồ dùng cũng như tạo môi trường thuận lợi để tập cho em bé ngồi bô. Bạn có thể cần những vật dụng sau:

  • Một chiếc bô hoặc ghế ngồi bồn cầu phù hợp với kích thước và sở thích của bé. Bạn nên để bô ở nơi dễ tiếp cận và quen thuộc với bé, có thể là trong phòng tắm hoặc phòng ngủ.
  • Bậc thang hoặc ghế đỡ để bé có thể leo lên xuống bồn cầu dễ dàng (nếu sử dụng ghế ngồi bồn cầu).
  • Chọn quần mới với màu sắc và hình ảnh hấp dẫn, có thể là những nhân vật mà bé yêu thích. Điều này sẽ giúp trẻ có động lực để chuyển từ tã sang quần lót.
  • Khăn, giấy vệ sinh mềm mại để tránh gây kích ứng cho bé.
  • Một biểu đồ hoặc lịch theo dõi để bạn ghi lại những lần em bé ngồi bô thành công. Bạn cũng có thể chuẩn bị những miếng dán hoặc huy hiệu để khen thưởng cho con.
  • Một số đồ chơi hoặc sách vở để giải trí cho bé khi ngồi bô.

em bé ngồi bô với đồ chơi

Các bước tập cho bé ngồi bô

Khi đã chuẩn bị xong, bạn có thể bắt đầu tập cho bé ngồi bô theo các bước sau:

Bước 1: Giới thiệu và làm quen với bô

Cách tập cho bé ngồi bô đầu tiên là mẹ nên giới thiệu và làm quen với bô cho bé trước khi yêu cầu bé sử dụng nó. Nên cho bé ngồi thử khi còn mặc quần áo để trẻ quen với cảm giác ngồi bô.

Cha mẹ cũng nên giải thích cho bé biết công dụng của bô là để đi tiểu và đi đại, có thể cho bé xem video hướng dẫn chẳng hạn.

Bước 2: Khuyến khích và hướng dẫn em bé ngồi bô

Bạn nên khuyến khích và hướng dẫn bé ngồi bô khi bé có dấu hiệu muốn đi vệ sinh. Bạn cũng nên đưa bé đến bô vào những thời điểm cố định trong ngày, như sau khi thức dậy, sau khi ăn, trước khi đi ngủ, hoặc cứ mỗi 2 giờ một lần.

Bạn nên cho bé uống nhiều nước để kích thích nhu cầu đi tiểu của bé. Khi đưa bé đến bô, giúp bé cởi đồ và ngồi trên bô một cách thoải mái.

Chỉ để con ngồi từ 3 đến 5 phút mỗi lần, và không ép buộc hay mắng bé nếu bé không đi được. Nếu em bé ngồi bô thành công, hãy khen thưởng cho con.

Bước 3: Dạy bé cách lau chùi và rửa tay

Sau khi em bé ngồi bô xong, bạn còn cần dạy bé cách lau chùi vệ sinh cho mình. Lưu ý cần dạy cho bé gái vệ sinh vùng kín đúng cách như lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng âm đạo. Trong giai đoạn đầu, bạn cần hỗ trợ và đảm bảo bé biết lau như thế nào là sạch.

Sau đó, hãy dạy con cách kéo quần lên và chỉnh cho gọn gàng rồi rửa tay. Trẻ cần biết phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây sau mỗi lần đi vệ sinh.

em bé ngồi bô xong nên rửa tay

Lưu ý khi tập cho bé ngồi bô

Để giúp em bé ngồi bô thành công, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Cần chọn loại bô hoặc ghế bồn cầu phù hợp với bé, bạn hoàn toàn có thể giải thích công dụng và cùng con chọn sản phẩm.
  • Kiên nhẫn và lạc quan, không tức giận hay khó chịu nếu có “tai nạn” xảy ra. Thời gian đầu khi mới tập cho con chắc chắn không tránh khỏi các vấn đề như bé không biết khi nào muốn đi vệ sinh, bé không kiểm soát được việc đi vệ sinh… Mẹ nên thật kiên nhẫn, nhẹ nhàng trong việc dạy trẻ đi vệ sinh.
  • Nhất quán và liên tục, có lịch trình cố định về thời gian ngồi bô để tạo thói quen cho bé.
  • Linh hoạt và sáng tạo tùy theo tình hình của từng trẻ. Bạn cần điều chỉnh cho phù hợp với con mà không phải ép bé tập theo hướng dẫn.
  • Luôn khen ngợi con nếu trẻ làm tốt, cổ vũ nếu bé chưa làm được.

Nhìn chung, việc tập cho em bé ngồi bô nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng cả về đồ dùng lẫn tâm lý trước khi tập cho con. Chỉ cần cha mẹ kiên nhẫn thực hiện đúng cách thì dù nhanh hay chậm con cũng sẽ học được cách ngồi bô chuẩn mà thôi.

Bài viết liên quan