Mẹ&Con – Ngộ độc thực phẩm là vấn đề thường xuyên xảy ra mỗi khi Tết đến, bởi lẽ đây là thời điểm những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất hiện tràn lan trên thị trường. Để phòng tránh tình trạng này, khâu chọn mua, bảo quản và chế biến thực phẩm là rất quan trọng.

Chọn lựa thực phẩm cẩn thận

Khi mua thực phẩm, đặc biệt là vào dịp Tết bạn nên chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất là chọn mua các loại thực phẩm đã qua kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nếu mua thực phẩm đóng hộp thì tránh mua các sản phẩm có vỏ bị hư hỏng, biến dạng, bị rỉ sét, phần hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất không thể nhìn rõ hay không có.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Bảo quản là bước rất quan trọng để phòng ngộ độc thực phẩm bởi vì các vi khuẩn, nấm mốc có thể phát triển nhanh chóng trên các loại thực phẩm trong điều kiện bình thường.

Để không bị ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết hãy áp dụng cách này 4

Khi mua thực phẩm về, bạn nên làm lạnh hoặc trữ đông các thực phẩm dễ bị hư hỏng càng sớm càng tốt.

Nên giữ thịt heo, thịt gia cầm, hải sản và trứng tách biệt với tất cả các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh. Khi trữ đông thực phẩm, nên cho chúng vào trong hộp nhựa hoặc túi để tránh sự lây lan vi khuẩn.

Các thực phẩm nên nấu chín trước khi ăn, hạn chế ăn sống. Nơi chế biến thức ăn không đặt gần đường cống rãnh, nhà vệ sinh…

Bảo quản thức ăn đã nấu chín không quá 2 ngày trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Ngoài ra, có một số thực phẩm nấu chín không nên bảo quản qua đêm.

Nấu chín thức ăn

Nấu chín kỹ thức ăn, tránh ăn sống hoặc ăn tái, đặc biệt là các loại thịt gia cầm, thịt heo, hải sản và trứng vì chúng có thể mang mầm bệnh gây ngộ độc thực phẩm.

Sử dụng thớt riêng để chế biến thức ăn: Sử dụng thớt riêng để chế biến thức ăn sống và thức ăn chín. Điều này sẽ tránh lây nhiễm vi khuẩn có hại trên mặt thớt với các loại thực phẩm đã nấu chín.

Rửa tay thường xuyên: Hãy rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để hạn chế khả năng nhiễm và lây truyền vi khuẩn. Bạn nên rửa tay vào các thời điểm sau:

  • Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn
  • Sau khi chạm vào thịt sống, trứng sống hoặc rau chưa rửa
  • Trước khi ăn hoặc uống
  • Trước và sau khi điều trị vết cắt hoặc vết thương
  • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi
  • Sau khi đi vệ sinh
  • Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật…

Để không bị ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết hãy áp dụng cách này 5

Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm thường có các biểu hiện như: Buồn nôn, nôn mửa, khó chịu ở bụng, đau quặn bụng, tiêu chảy, ngoài ra có thể kèm theo sốt, đau đầu, hôn mê…

Khi có các triệu chứng trên, người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khi bệnh nhân mất nước do ói và tiêu chảy nhiều, đặc biệt là ở trẻ em và người già, cần được cho uống bù nước ngay, càng sớm càng tốt. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Trên đây là những chia sẻ xung quanh vấn đề cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong những ngày Tết. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, gia đình bạn sẽ có một cái Tết thật an toàn và đầm ấm.

Bài viết liên quan