Sang chấn tâm lý có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của trẻ. Đặc biệt là sau 2 năm dịch COVID-19, nhiều trẻ xuất hiện sang chấn tâm lý nhưng phụ huynh không phát hiện kịp thời dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. Dấu hiệu trẻ sang chấn tâm lý ở mỗi độ tuổi là khác nhau. Cụ thể như sau:
Dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý
Ở mỗi độ tuổi, dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý sẽ rất khác nhau, việc phân biệt giữa dấu hiệu sang chấn tâm lý là biểu hiện cá tính là điều rất quan trọng mà bố mẹ nên nắm vững. Sau đây là dấu hiệu sang chấn tâm lý ở từng độ tuổi phát triển.
Xem thêm: Cách điều trị tâm lý bằng phương pháp biểu cảm
Dấu hiệu sang chấn tâm lý ở trẻ từ 0 – 3 tuổi
Đây là độ tuổi rất khó để nhận biết được những sang chấn tâm lý. Vì trẻ không thể hiện qua lời nói hay động nhiều như trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, bố mẹ có thể dựa theo những dấu hiệu sau đây để xác định trẻ có bị sang chấn tâm lý hay không.
- Trẻ cảm nhận và nhận thức được lúc bố mẹ lo lắng
- Trẻ buồn bã, lo lắng trước nỗi sợ của bố mẹ
- Giảm hay mất những kỹ năng đã được học trước đó như: tự đi vệ sinh, cầm thìa, thay quần áo…
- Gia tăng quấy khóc, bám víu bố mẹ…
- Trẻ gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ như: ngủ nhiều hoặc ngủ ít hơn ngày thường, khó ngủ, ngủ không thẳng giấc, hay giật mình trong khi ngủ, gặp nhiều ác mộng…
- Nhiều dấu hiệu khác dễ bị bố mẹ bỏ qua: Chỉ bú mẹ khi ngủ (trẻ dưới 6 tháng), tăng cường đòi bú mẹ dù đã qua độ tuổi bú mẹ (trên 6 tháng)
Trẻ mẫu giáo (3 – 5 tuổi)
Đến giai đoạn mẫu giáo, bạn có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý. Các bạn có thể nhận diện qua các dấu hiệu sau:
- Trẻ luôn dành sự quan tâm chính đến sự an toàn cũng như sự gần gũi với các thành viên trong gia đình. Quấy khóc, cảm thấy bất an khi xa gia đình dù đã đi mẫu giáo được một thời gian
- Gia tăng những nỗi sợ chung chung, đặc biệt về nỗi sợ xa cách
- Khả năng kiểm soát các hành vi và cảm xúc bị giảm nhiều hơn so với lúc trước như: khóc lóc, nằm vạ, đeo bám, muốn được ôm khi ngủ, đái dầm (khác với ngày thường)… Nhiều triệu chứng khác không liên quan đến tâm lý như: đau đầu, đau bụng, nhức người…
- Dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý: Sợ hãi về những hình ảnh thông thường như: khẩu trang, nhân vật đeo kính, đồ bảo hộ…
- Đặc biệt yêu thích các trò chơi giả định liên quan đến cái chết và bệnh
- Tin rằng những hành vi trẻ làm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình và gây ra nhiều tội lỗi. Ví dụ như: “Nếu mình hư thì bố mẹ sẽ bị ốm”, “Nếu mình ngoan bố mẹ sẽ được sống lâu hơn”…
Dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý trong độ tuổi đi học (6 – 12 tuổi)
Đây là độ tuổi mà trẻ thể hiện nhiều hơn bằng hành động. Chính vì vậy, để nhận biết trẻ có bị sang chấn tâm lý không bạn có thể qua sát hành động cũng như lời nói của trẻ:
- Trẻ đặt nhiều câu hỏi hơn ngày thường, lặp lại những câu hỏi quen thuộc dù đã hỏi nhiều lần
- Sợ hãi về nhiều hình ảnh trên truyền hình: khẩu trang, lo lắng về sự an toàn, đồ bảo hộ, mắt kính râm…
- Trẻ xuất hiện nhiều dấu hiệu bạo lực, cáu kỉnh, khó chịu, đập phá đồ chơi…
- Thích ở một mình và chỉ ngồi trong không gian nhỏ như: Góc tường, nhà tắm, trong chăn…
- Hoang mang, sợ hãi và lo lắng không rõ nguyên nhân
- Trẻ đau đầu, đau bụng và kén ăn không rõ nguyên nhân
- Cố gắng gây sự chú ý với bố mẹ để được quan tâm
- Tìm nhiều lý do để không phải đến trường
- Kết quả học tập sa sút, xuất hiện hành vi gây rối
Thanh thiếu niên (13 – 17 tuổi)
Khi đến độ tuổi dậy thì và dần bước vào giai đoạn trưởng thành sẽ rất khó nhận biết dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý vì lúc này trẻ đã độc lập trong suy nghĩ và có xu hướng muốn tự giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, chính sự không thấu hiểu và giao tiếp sai cách của bố mẹ cũng là rào cản để trẻ chia sẻ khi gặp các vấn đề về tâm lý. Tuy nhiên, bố mẹ có thể dựa theo các dấu hiệu sau đây để đánh giá:
- Thường xuyên lo lắng không lý do như: Bố mẹ sẽ thế nào nếu không có mình xuất hiện? Mình có đang bị sao không? Liệu mình có gặp lại được bạn bè?…
- Xuất hiện nhiều dấu hiệu của trầm cảm như: Dần mất hy vọng vào định hướng của bản thân: “Mình là ai, tương lai của mình sẽ đi về đâu”
- Không hài lòng với cuộc sống hiện tại
- Thường xuyên rối loạn giấc ngủ, đa phần là mất ngủ. Đôi lúc sẽ ngủ nhiều hơn bình thường
- Xuất hiện nhiều hành vi chống đối xã hội và chống đối bố mẹ: Không đeo khẩu trang, không muốn đội mũ bảo hiểm, dùng các chất kích thích, uống nhiều bia rượu…
- Dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý: Khó tiếp thu trong học tập, thành tích học tập kém dần
- Không tin tưởng vào các tổ chức phúc lợi
- Thích can thiệp vào chuyện của người lớn
Hệ lụy khi trẻ bị sang chấn tâm lý
Trẻ bị sang chấn tâm lý để lại nhiều hậu quả, đặc biệt là khi bố mẹ không phát hiện sớm những dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý. Trẻ không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.
Những tác động khủng khiếp đến tâm lý, thể chất không chỉ dừng lại ở thời điểm hiện tại mà còn ảnh hưởng lớn đến tương lai sau này. Khi bị sang chấn tâm lý sẽ gây ám ảnh lâu dài, nên tuổi thơ của bé sẽ không còn tinh khôi, trong sáng như bình thường.
Trẻ em khi gặp sang chấn tâm lý sẽ ảnh hưởng đến nhân cách cùng sự phát triển về mọi mặt như: Thể chất sinh học, niềm tin, đạo đức, nhận thức, khả năng thích ứng với mọi sự kiện trong cuộc sống, thành tích học tập, lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai…
Những dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý không phải lúc nào cũng rõ ràng. Trẻ sẽ có xu hướng không nói với bất kỳ ai về nguyên nhân mình bị sang chấn tâm lý. Vì trẻ cho rằng không ai hiểu vấn đề, hơn nữa trẻ sẽ cho rằng sự việc sẽ càng tồi tệ hơn nếu chia sẻ với bất kỳ ai.
Là một phụ huynh, các bạn hãy trang bị kiến thức để thấu hiểu, chia sẻ cũng như bảo vệ trẻ khỏi những nguyên nhân gây sang chấn tâm lý nhé. Chúc bạn thành công!