Mẹ&Con - Vitamin và khoáng chất có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể con người. Vì thế, bạn cần nhận diện được dấu hiệu thiếu vitamin, nhất là qua khuôn mặt để bổ sung nhanh nhất... Cảnh báo trẻ bị hen suyễn do thiếu vitamin D 8 dấu hiệu cảnh báo bạn thiếu vitamin C Phụ nữ thiếu vitamin D dễ bị vô sinh?

Ngay cả khi bạn thực hiện chế độ ăn uống tưởng chừng như cân đối, cơ thể vẫn xuất hiện những dấu hiệu thiếu vitamin. Ví dụ như móng tay giòn, dễ gãy, da khô, môi nứt nẻ… Biết được đâu là dấu hiệu thiếu vitamin sẽ giúp kịp thời bổ sung các dưỡng chất, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

Dưới đây là những bộ phận trên cơ thể lột tả việc thiếu vitamin bạn cần biết:

1. Môi khô, nứt nẻ

Dấu hiệu thiếu vitamin qua từng biểu hiện trên cơ thể 6
Thiếu vitamin C, bên cạnh làm môi dễ bị khô và nứt nẻ, chảy máu… hệ miễn dịch của cơ thể còn giảm xuống trầm trọng, dễ suy nhược cơ thể, ốm đau…

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Các loại trái cây có múi, kiwi, xoài, dâu…

2. Góc miệng nứt
Đây là biểu hiện cho thấy bạn đang bị thiếu vitamin B6. Các biểu hiện khi thiếu vitamin B6 ngoài da bao gồm: Nứt góc miệng, tróc vẩy môi, viêm lưỡi. Vitamin B6 là loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì quá trình trao đổi chất hiệu quả.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6: Họ nhà đậu, họ nhà cải, thịt gia cầm, gan heo, hạt hướng dương…

3. Lưỡi nổi mẩn
Lưỡi bạn bỗng dưng nổi những nốt mẩn li ti, có cảm giác cộm và khó chịu? Những biểu hiện này đích thị là dấu hiệu thiếu vitamin B3, B12, folic acid.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin B3: Hạt điều, hạnh nhân, yến mạch…; Thực phẩm chứa nhiều vitamin B12: Các loại hải sản như ngao, hàu, trai, cua, trứng gà…; Thực phẩm chứa nhiều folic acid: Súp lơ, măng tây, dưa vàng…

4. Hơi thở có mùi

Dấu hiệu thiếu vitamin qua từng biểu hiện trên cơ thể 7
Phần lớn những người hơi thở “í ẹ” đều có khả năng cao bị thiếu sắt. Thiếu sắt đồng nghĩa với việc thiếu máu, và điều này khiến bạn thường xuyên xuất hiện những cơn đau đầu, stress hơn.

Thực phẩm chứa nhiều sắt: Nho khô, thịt bò, thịt cừu, gan heo, ngũ cốc, rau có màu xanh đậm…

5. Mặt nổi mụn
Dù đã trải qua tuổi dậy thì từ khá lâu, nhưng mặt bạn vẫn thường xuyên nổi những nốt mụn rất đáng ghét? Biểu hiện này mách nước rằng cơ thể bạn đang bị thiếu kẽm trầm trọng.

Thực phẩm chứa nhiều kẽm: Hạt bí ngô, hạt vừng, các loại động vật có vỏ như tôm, cua, sò, hến…

6. Móng tay móng chân dễ gãy, niêm mạc mắt nhợt nhạt
Các biểu hiện này cũng cho thấy bạn bị thiếu sắt. Thiếu sắt khiến móng tay móng chân giòn, dễ gãy, nổi đốm trắng nhiều hơn và niêm mạc mắt thì nhợt nhạt, lờ đờ, thiếu sức sống… Nhất là đối với phụ nữ, vào những ngày đèn đỏ bị chảy máu nhiều hơn khiến cơ thể càng kiệt quệ hơn. Hãy tích cực bổ sung các thực phẩm chứa sắt được nhắc tới ở trên để tăng cường sức khỏe.

7. Chuột rút

Dấu hiệu thiếu vitamin qua từng biểu hiện trên cơ thể 8
Chuột rút ở bắp chân gây khiến bạn vô cùng khó chịu? Nhất là trong bơi lội, việc chuột rút có nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới tử vong. Vậy, thiếu chất dinh dưỡng nào khiến bắp chân bị chuột rút liên hồi? Câu trả lời chính là kali, vì kali đóng vai trò quan trọng trong việc điện phân để tạo cơ bắp và protein.

Thực phẩm chứa nhiều kali: Chuối, khoai lang, khoai tây, dưa hấu, củ cải…

8. Gãy xương, răng lung lay
Điều này có lẽ ai cũng biết, rằng thiếu canxi khiến xương dễ gãy hơn. Ngoài 30 tuổi, caxi trong cơ thể bắt đầu vơi dần nên ngoài việc tập thể dục thường xuyên, cần bổ sung nhiều canxi giúp xương và răng chắc khỏe.

Thực phẩm chứa nhiều canxi: Sữa và các phế phẩm từ sữa, cải xoăn, súp lơ, hải sản, đậu hũ…

Thiếu vitamin trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho cơ thể. Chú ý tới các dấu hiệu thiếu vitamin biểu hiện ở trên, kịp thời cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết là các nâng cao sức khỏe, tinh thần, nói không với đau đớn, bệnh tật.

Tags:

Bài viết liên quan