Mẹ&Con – Dù được chăm sóc kỹ lưỡng, nhưng nhiều mẹ bầu vẫn không tránh khỏi nguy cơ sinh non. Làm thế nào nhận biết mẹ có nguy cơ này hay không để sớm có biện pháp ứng phó? Nếu có một trong những dấu hiệu sau đây, mẹ bầu phải thật chú ý nhé! Nuôi trẻ sinh non sao cho đúng 5 yếu tố khiến bạn có thể sinh non Những biện pháp hạn chế và phòng ngừa sinh non

Co thắt tử cung

sinh-non

Mẹ bầu hãy cẩn thận với các cơn co thắt tử cung liên tục khi thai chưa đủ 37 tuần. (Ảnh minh họa)

Những dấu hiệu sắp sinh non bạn cần chú ý đầu tiên là các cơn co thắt tử cung. Nếu cơn co thắt xuất hiện khiến bạn đau đớn và lặp đi lặp lại khi thai chưa được 37 tuần tuổi, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Trường hợp cơn co thắt diễn ra không thường xuyên và không đau có thể chỉ là cơn co thắt tử cung giả. Bạn nên nghỉ ngơi, tắm nước ấm, uống nhiều nước và hít thở sâu để làm dịu lại.

Rò rỉ hoặc chảy nước ối

Khi chưa đến thời gian dự sinh mà mẹ bầu nhận thấy có chất dịch lỏng trong, đôi khi nhuốm màu đỏ, nâu hoặc xanh chảy ra từ âm đạo thì nên cẩn thận. Tuy nhiên, mẹ bầu giai đoạn cuối thai kỳ cũng tránh nhầm lẫn giữa tình trạng tiểu không kiểm soát với rò rỉ nước ối nhé.

Muốn biết mình bị rò rỉ nước ối hay nước tiểu, mẹ hãy xem tình trạng nước rò rỉ ra có kiểm soát được không. Nếu không kiểm soát được, nhiều khả năng đó là nước ối.

Tiết dịch âm đạo bất thường

me-bau

Tiết dịch âm đạo nhiều kèm máu, đau bụng có thể báo hiệu sinh non. (Ảnh minh họa)

Mẹ bầu trong quá trình mang thai, tiết dịch âm đạo sẽ ra nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu thai nhi chưa đến 37 tuần tuổi, bạn xuất hiện dịch tiết âm đạo lỏng, nhầy nhiều quá mức, thậm chí kèm theo máu, đừng quên đề phòng nguy cơ sinh non.

Choáng váng, buồn nôn

Trong giai đoạn 20 – 37 tuần thai, mẹ bầu cũng hết sức cẩn thận với biểu hiện choáng váng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và ra máu. Bởi lẽ, đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non sắp xảy ra. Mẹ hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Vùng xương chậu áp lực hơn

me-bau

Cẩn thận với áp lực vùng xương chậu. (Ảnh minh họa)

Nếu bạn cảm thấy vùng xương chậu trở nên áp lực hơn và thai nhi có vẻ đang di chuyển xuống phía dưới, hãy nghĩ ngay đến những dấu hiệu sắp sinh non. Ở một số thai phụ, biểu hiện này có thể là bình thường, nhưng một số khác có thể là bất thường. Do đó, tốt hơn hết là mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Mẹ nên làm gì khi có nguy cơ sinh non

Điều đầu tiên mẹ nên làm khi có những dấu hiệu sắp sinh non trên đây là đến bác sĩ ngay lập tức. Tùy theo trường hợp, bác sĩ sẽ giúp bạn ngăn chặn hoặc kéo dài thời gian mang thai. Trong trường hợp “bất đắc dĩ”, bác sĩ có thể tiêm thuốc kích thích phổi, não bé phát triển và kéo dài thời gian mang thai thêm một ít, sau đó mổ lấy thai.  

Nếu bạn có thể kéo dài thêm thời gian mang thai hoặc duy trì thai đến cuối thai kỳ sau khi đến thăm khám và điều trị, hãy thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, chia nhỏ bữa ăn và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là thức ăn giàu vitamin B9 và axit folic (như súp lơ, rau cần, rau diếp, rau bina, khoai tây, cam, chuối tiêu, trứng…). Tránh hút thuốc, uống rượu, bia, cà phê… cùng một số chất kích thích khác.

– Bổ sung thêm vitamin tổng hợp hoặc các loại vitamin theo yêu cần của bác sĩ trong trường hợp ăn uống kém.

– Đảm bảo cho cơ thể tăng cân đúng chuẩn, khoảng 11 – 16 kg trong suốt thai kỳ.

– Cung cấp nhiều nước cho cơ thể (khoảng 2,5 lít nước/ngày, tương đương với 8 ly nước) để tránh các cơn co thắt sớm.

– Không nhịn tiểu.

– Giữ tâm trạng vui vẻ, hạn chế căng thẳng và lo lắng để tránh nguy cơ sinh non.

– Nghỉ ngơi nhiều hơn để thai nhi dễ dàng nhận được oxy và dưỡng chất từ mẹ.

Tags:

Bài viết liên quan