Mẹ và Con - Nhiều người thường cho rằng, chỉ khi nhà nuôi chó nuôi mèo mới lo sợ mắc các bệnh sán chó hay sán mèo mà thôi. Nhưng trên thực tế cho thấy, bệnh sán chó có thể truyền nhiễm từ rất nhiều nguồn chứ không nhất thiết là phải nuôi chó, nuôi mèo mới mắc bệnh.

Dấu hiệu bệnh sán chó thường làm người bệnh nhầm tưởng sang các bệnh lý hoặc các vấn đề da liễu khác. Không những thế, khi giun/sán ký sinh vào các vùng cơ thể khác nhau còn mang những dấu hiệu sán chó khác nhau. Vậy làm sao để nhận biết chính xác dấu hiệu của bệnh sán chó để can thiệp y tế kịp thời?

Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây nhé!

Bệnh giun sán chó là gì?

Bệnh sán chó hay còn gọi là giun đũa chó là một bệnh ký sinh trùng do bệnh nhân nhiễm phải trùng giun đũa ở chó (Toxocara canis) và ở mèo (Toxocara cati). Căn bệnh này có thể gây ra nhiều tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, làm tổn thương các cơ quan và bệnh về mắt.

Giun sán chó

Nhiễm giun sán chó có thể xảy ra hầu hết ở tất cả mọi người, lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm giun sán chó:

  • Trẻ em, đặc biệt là những bé từ 1 – 5 tuổi hay chơi ở chỗ đất, cát bị ô nhiễm, hoặc hay đưa tay và đồ chơi vào miệng ngậm. Cha mẹ cần chú ý quan sát để sớm nhận biết dấu hiệu bệnh sán chó ở trẻ em.
  • Người vô tình ăn phải thức ăn hoặc rau chưa được rửa sạch.
  • Người nuôi chó/mèo. Khi chó mèo nhiễm sán chó, chúng sẽ ở trong ruột và phát triển, đẻ trứng. Trứng sẽ theo phân ra ngoài nên những người nuôi thú cưng sẽ có nguy cơ tiếp xúc cao với trứng sán chó.

Chu trình phát triển sán chó trong cơ thể người

Chó con dưới 6 tháng tuổi thường có nhiều sán chó, đặc biệt là các loại chó ở vùng nhiệt đới. Loại sán này có thể phát triển sang các cơ quan nội tạng khác của chó con. Và khi chó con trưởng thành, mang thai, sán cũng sẽ theo lá nhau nhiễm sang cho chó con.

Trung bình mỗi ngày sán chó sẽ đẻ khoảng 200.000 trứng. Các trứng sán này sẽ được đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa và tồn tại ở ngoài cảnh đến vài tháng. Vì thế, đối tượng dễ mắc bệnh này nhất là trẻ em thường có thói quen chơi dưới đất, cát nơi chó từng phóng uế, còn lưu lại trứng của sán.

dấu hiệu bệnh sán chó

Ngoài ra, việc hôn hay vuốt ve các chú chó nhiễm sán cũng sẽ làm cho con người dễ nhiễm sán chó cao. Bởi lẽ, chó có thói quen liếm hậu môn, liếm lông và bất cứ thứ gì khác nên vô tình để trứng sán ở khắp mọi nơi.

Khi trứng sán vào cơ thể người, nếu không bị thực bào thì khoảng 5 tháng sau trứng sẽ thành nang sán, mỗi nang sán sẽ có khoảng 2 triệu đầu sán. Khi chúng vỡ ra sẽ phóng thích hàng triệu đầu sán theo đường máu đi khắp các cơ quan, nội tạng quan trọng như gan, phổi, não…

Sán chó thường ký sinh ở đâu?

Sán chó ký sinh ở ruột non của chó bị nhiễm bệnh. Sau khi vào cơ thể người, ấu trùng sán chó sẽ phát triển thành sán trưởng thành sau khoảng 1 tháng.

Ký sinh lên da

Khi sán chó ký sinh lên da sẽ gây ra các mẩn ngứa, mề đay… Tuy nhiên những dấu hiệu bệnh sán chó này thường dễ nhầm lẫn với các dị ứng nguyên khác. Chúng thường khó nhận biết được qua các dấu hiệu lâm sàng, chỉ có thể xác định qua các xét nghiệm, chụp chiếu phim.

Sán chó ký sinh lên não

Tùy vào vị trí tổn thương, số lượng sán chó cũng như sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể mà những dấu hiệu ban đầu của bệnh sán chó lên hệ thần kinh cũng sẽ khác nhau.

Khi sán chó đã tấn công lên não, người bệnh sẽ thường xuyên bị đau nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt và không thể tập trung trong công việc. Thậm chí người bệnh còn có thể bị suy giảm trí nhớ, động kinh, liệt nửa người, hôn mê…

Những dấu hiệu bệnh sán chó thường gặp

Ngứa da, nổi mẫn và mề đay

Một trong những dấu hiệu bệnh sán chó thường gặp nhất đó là khiến bệnh nhân bị nổi ngứa ngoài da dai dẳng cho giun, sán đang tiết độc tố vào áu. Các độc tố này khi vào máu sẽ khiến da bị ngứa và nổi nhiều mẩn đỏ khắp người hoặc thường xuyên ở khu vực có ký sinh trùng lưu trú.

dấu hiệu bệnh sán chó ở người

Cơn ngứa có thể nổi và lặn bất thường, có thể nghiêm trọng hơn khi về đêm. Thậm chí người bệnh cũng thường xuyên mắc phải tình trạng ngứa hậu môn.

Táo bón thường xuyên

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nếu như bạn vẫn nạp vào cơ thể đầy đủ các chất xơ từ rau xanh, trái cây nhưng tình trạng táo bón vẫn diễn ra thường xuyên, có thể đây là một trong những dấu hiệu bệnh sán chó.

Giun, sán chó có khả năng làm cho ruột bị kích ứng dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Không những thế, chúng còn làm giảm lượng nước hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày, khiến bệnh nhân thường xuyên bị táo bón.

Chướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy

Chướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy không rõ nguyên nhân có thể là một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh sán chó. Nguy cơ này có khả năng cao hơn nếu như người bệnh vừa mới chuyển nhà đến sống hoặc đi du lịch ở một nơi không được vệ sinh sạch sẽ, thậm chí ô nhiễm nặng.

Xem thêm: Nhiễm trùng đường ruột nên làm gì ?

Mất ngủ, tâm trạng thất thường

Dấu hiệu bệnh sán chó thường gặp là bệnh nhân thường thấy khó ngủ hoặc chỉ ngủ chập chờn, không sâu giấc, thường xuyên bị tỉnh giấc nửa đêm. Tình trạng này còn phổ biến hơn ở người bệnh đã bị ấu trùng giun di trú lên não. Vì lúc này giun và sán chó sẽ làm rối loạn chức năng hoạt động bình thường của não.

bệnh sán chó có dấu hiệu gì

Và đây cũng chính là lý do khiến người bệnh dễ thay đổi tâm tính thất thường. Có thể họ vừa cười nói vui vẻ trước đó nhưng lại nhanh chóng chuyển sang cáu gắt, bực dọc ngay được.

Mặc dù dấu hiệu của bệnh sán chó trong đặc trưng riêng biệt và thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về da liễu khác. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hãy đến các bệnh viện kiểm tra và chẩn đoán để có được những hướng điều trị kịp thời, đúng đắn nhất.

Cảm thấy ăn không no hoặc không ăn cũng không thấy đói

Ấu trùng giun, sán ký sinh trong cơ thể luôn “trực chờ” để hấp thụ nguồn dưỡng chất mà bạn tiêu thụ mỗi ngày qua đường ăn uống, nên thường xuyên khiến bạn rơi vào cảm giác cực kỳ đói ngay khi vừa mới ăn xong chưa bao lâu.

Tương tự, dù không ăn gì nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy không đói, thậm chí là rất no. Bởi lẽ, tình trạng này diễn ra khi đám ký sinh giun, sán đã lấy hết chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn vừa ăn vào. Chúng sẽ khiến bạn cảm thấy đầy hơi, luôn trong trạng thấy bụng no căng.

Vì thế, nếu thường xuyên cảm thấy mình ăn nhiều nhưng vẫn thấy đói hoặc chưa ăn nhưng đã thấy no, hãy nghĩ ngay đến các dấu hiệu bệnh sán chó và đến bệnh viện kiểm tra ngay nhé!

Thường xuyên mệt mỏi, uể oải, chóng mặt

Một trong những dấu hiệu của bệnh sán chó thường thấy là mệt mỏi, uể oải và chóng mặt. Bởi lẽ, khi giun sán lấy hết chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn tiêu thụ, sẽ dẫn đến hiện tượng cảm thấy đói bụng thường xuyên mà còn làm cho bạn thiếu hụt đi năng lượng cho các hoạt động bình thường khác.

dấu hiệu ban đầu của bệnh sán chó

Lâu dần, bạn sẽ thấy cơ thể mình suy yếu đi, dễ bị kiệt sức dù làm những công việc rất bình thường, nhẹ nhàng. Thậm chí chúng sẽ làm cho bạn chỉ muốn nằm trên giường ngủ mà không muốn làm bất cứ thứ gì khác.

Sụt cân bất thường

Một trong những dấu hiệu của bệnh sán chó đó là cân nặng bỗng dưng giảm bất thường. Vì khi ấu trùng giun, sán ký sinh trong cơ thể, chúng sẽ lấy đi lượng lớn chất dinh dưỡng mà bệnh nhân nạp vào mỗi ngày để sinh sống và phát triển. Vì thế, mặc dù vẫn ăn uống bình thường nhưng người bệnh vẫn sẽ bị sụt cân vì hàm lượng dưỡng chất bị hao hụt.

Khi thấy mình bị sụt cân không rõ nguyên nhân, bạn có thể tiếp tục theo dõi trong một khoảng thời gian, đồng thời kiểm tra các dấu hiệu bệnh sán chó khác rồi đến bệnh viện được xét nghiệm, chẩn đoán mình có bị nhiễm sán chó hay không.

Màu mắt và da nhợt nhạt

Nếu bạn đang nghi ngờ mình đang có những dấu hiệu bệnh sán chó, hãy thường xuyên để ý đến sắc tố của da và mắt. Vì giun và sán sẽ làm cho bạn thiếu hụt sắt do chúng hút máu bạn để phát triển. Và khi thiếu sắt sẽ dễ dẫn đến thiếu máu, điều này làm cho da và mắt của người bệnh cũng trở nên xanh xao, nhợt nhạt đi hẳn.

Bên cạnh đó, một trong những dấu hiệu bệnh sán chó ở người là làm cho bệnh nhân tăng nhịp tim bất thường, hay mệt mỏi uể oải và khó tập trung trong công việc, học tập.

Đau bụng, buồn nôn và nôn

Bệnh sán chó có dấu hiệu gì? Đó là chúng có thể khiến bệnh nhân thường xuyên bị đau bụng, có cảm giác buồn nôn và nôn. Sán chó cũng có thể làm gián đoạn chức năngc ủa các ống trong thành ruột con người.

những dấu hiệu của bệnh sán chó

Và khi ruột bị tắc nghẽn sẽ làm cho bệnh nhân bị đau bụng, tùy theo cấp độ từ nhẹ đến nặng. Dấu hiệu bệnh sán chó khi bị đau bụng là cơn đau thường sẽ nằm ở phần trên của dạ dày. Và đây cũng là nguyên nhân chính khiến bạn dễ cảm thấy buồn nôn và nôn nhiều bất thường.

Có thể bạn quan tâm: 8 thực phẩm lợi khuẩn đánh lùi bệnh đường tiêu hóa

Thấy trong phân có “dị vật”

Nếu như là một người thường xuyên quan sát phân của mình mỗi khi đi vệ sinh, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự bất thường ở sức khỏe của mình. Và nếu bị nhiễm giun, sán chó thì nhiều khả năng bạn có thể nhìn thấy được giun trong bồn cầu sau hoặc quần lót sau khi đi vệ sinh xong. Giun, sán chó thường có hình dạng giống sợi chỉ rất nhỏ và có màu trắng ngà.

Bệnh sán chó có nguy hiểm hay không?

Sau khi đã biết được những dấu hiệu bệnh sán chó trên, chắc hẳn nhiều người sẽ quan tâm, không biết bệnh sán chó có nguy hiểm gì hay không. Và theo như các chuyên gia y tế cho biết, tuy đây không phải bệnh lây từ người sang người nhưng nguy cơ lây nhiễm rất cao. Chúng có thể ở trong cơ thể người và di chuyển đến rất nhiều cơ quan nội tạng khác để gây bệnh nguy hiểm. Chẳng hạn như:

  • Làm tổn thương mắt: Thường gặp ở trẻ nhỏ từ 5 – 10 tuổi. Làm giảm thị lực một bên mắt và nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến lác hoặc mù mắt.
  • Tổn thương nhiều cơ quan khác: Hoại tử gan, làm gan – lách to, viêm cơ tim, viêm thận…
  • Tổn thương hệ thần kinh trung ương khi ký sinh trùng lên não: Gây co giật, rối loạn tâm thần hoặc thậm chí gây tử vong nếu di chuyển đến não.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh sán chó

Phòng ngừa sán chó với trẻ em

Tuyệt đối cấm con trẻ nghịch đất ,ăn đất cát, cắn móng tay, mút tay hay ngậm liếm đồ chơi, đồng thời cách xa các em với chó, mèo. Nếu bé có lỡ nghịch giỡn với thú cưng, bạn cũng nên quan sát không cho trẻ đưa tay vào miệng, mau chóng đưa trẻ đi rửa sạch tay với xà phòng sát khuẩn hoặc cồn tiệt trùng.

dấu hiệu bệnh sán chó ở trẻ em

Luôn dạy trẻ phải ăn chín, uống sôi, luôn phải rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi ăn. Bởi đôi tay là nơi thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh, một nơi sống lý tưởng của ấu trùng sán chó cũng như các loại ký sinh trùng khác.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng phải nhớ thường xuyên cắt móng tay và rửa sạch tay cho bé. Ngoài ra các cơ quan y tế, cơ sở giáo dục cũng nên phổ biến thường xuyên, giáo dục nâng cao ý thức phòng chống bệnh sán chó cho học sinh và cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm: 5 việc nên làm khi nhà nuôi chó

Phòng bệnh sán chó cho người lớn

Phải tẩy giun định kỳ và rửa tay thật sạch và kỹ lưỡng sau khi tiếp xúc với đất, chơi cùng thú cưng. Bên cạnh đó cũng phải mua rau ở các nơi uy tín chất lượng, rửa rau và trái cây thật kỹ lưỡng trước khi ăn. Luôn phải ăn chín uống sôi, tránh ăn thịt sống và các món tái như sushi, thịt bò tái…

Tốt nhất bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với chó hay mèo qua đường hôn. Đặc biệt phải thường xuyên đưa chó mèo đi tẩy giun định kỳ. Nuôi chó không nên thả rông để tránh lây nhiễm bệnh sán từ môi trường ngoài. Và nếu nhà bạn có trồng rau cũng tuyệt đối chú ý không cho chó đi vệ sinh gần vườn rau.

Hy vọng qua bài viết trên, Tạp chí Mẹ và Con đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dấu hiệu bệnh sán chó cũng như các thông tin liên quan khác. Hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các cơ quan y tế để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác nếu nghi ngờ bản thân đang mắc bệnh sán chó nhé!

Bài viết liên quan