Mẹ và Con - Đau háng khi mang thai là triệu chứng phổ biến và không nguy hiểm cho bé, mẹ có thể áp dụng một số cách sau để giảm bớt cơn đau.

Đau háng khi mang thai là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Bạn không cần quá lo lắng bởi các biểu hiện chính, nguyên nhân và cách khắc phục đau khớp háng khi mang thai không cần dùng thuốc sẽ được trình bày chi tiết ngay bên dưới.

Đau háng khi mang thai có nguy hiểm không?

Trước hết thì các mẹ bầu hãy yên tâm vì thường các cơn đau này không ảnh hưởng tới bé con. Tuy nhiên, mẹ lại gặp phải những cơn đau từ nhỏ tới lớn, thậm chí có thể gây hại cho mẹ và gián tiếp ảnh hưởng tới thai nhi nếu không sớm khắc phục.

Các triệu chứng đi kèm khi đau khớp háng do mang thai

Các triệu chứng của cơn đau háng có biểu hiện khác nhau trong từng thời điểm mang thai. Thông thường con đau được chia theo tam cá nguyệt:

Đa số các trường hợp đau háng khi mang thai đều có chung các triệu chứng được liệt kê dưới đây:

Đau háng khi mang thai 3 tháng đầu

Cơn đau háng khi mang thai 3 tháng đầu có thể lan từ háng lên thắt lưng, mông đùi. Trong 3 tháng đầu các cơn đau thường xuất hiện khi làm một số cử động nhất định như đi lại, đứng lên khi đang ngồi. Biểu hiện ở một số mẹ bầu là cơn đau thắt lưng, một số mẹ khác lại thấy đau buốt, cơn đau đột ngột hoặc đau âm ỉ kéo dài.

Ít có mẹ bầu bị đau háng 3 tháng đầu và không liên quan tới nguyên nhân nào quan trọng. Bạn chỉ cần chú ý kiểm tra, siêu âm vị trí túi thai bởi đau háng có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung.

Đau háng khi mang thai 3 tháng giữa

Trong tam cá nguyệt thứ hai, nội tiết tố thay đổi làm các khớp xương lỏng ra nên mẹ dễ bị đau háng. Nhiều mẹ bầu bị đau khi đứng lên, ngồi xuống đột ngột; uốn cong người hoặc khi nâng đồ vật.

Đau háng khi mang thai 3 tháng cuối

Càng về cuối thai kỳ, tình trạng đau khớp háng khi mang thai càng xuất hiện dày đặc. Mẹ thấy cơn đau nhức ở lưng, xương chậu, xương mu, hông đùi và hai khớp háng thay đổi theo từng tuần. Có nhiều nguyên nhân gây đau ở giai đoạn này như thiếu canxi, thay đội tư thế thai, thai lớn gây áp lực…

đau lưng

Nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai

Như chúng ta đã biết, các cơn đau ở từng giai đoạn là khác nhau, đến từ nhiều nguyên nhân. Nếu mẹ bị đau khớp háng, đây là một số nguyên do phổ biến:

  • Thiếu canxi: mẹ bầu cần lượng canxi rất lớn để cung cấp cho mẹ lẫn bé. Nếu không bổ sung đủ chất sẽ khiến các khớp xương đau nhức, đặc biệt là khớp háng. Nguyên nhân này chủ yếu ở tam cá nguyệt thứ hai và 3, khi bé cần rất nhiều canxi để phát triển xương và răng.
  • Do thiếu magie: Magie đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh. Thiếu hụt magie khiến mẹ có biểu hiện nhẹ thì đau hàng nắng thì chuột rút và đau dây thần kinh tọa.
  • Dây chằng tròn bị kéo giãn: Dây chằng tròn nối tử cung và khu vực háng nên khi thai ngày một lớn, cơ thể sản xuất dư thừa hormone relaxin và progesterone làm dây chằng bị kéo giãn và dẫn tới các cơn đau khớp háng.
  • Giãn tĩnh mạch: khi mang thai nguy cơ phát triển bệnh giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo tăng cao. Máu tích tụ ở các chi dưới tạo cảm giác tương tự như đau khớp háng.
  • Do thay đổi trọng lượng cơ thể: cơ thể tăng cân nhanh chóng khi mang thai khiến áp lực lên khớp háng tăng mạnh, dẫn tới các cơn đau khớp háng, nhất là vào tam cá nguyệt thứ ba.
  • Do chuyển động của thai nhi: khi bé thay đổi vị trí, đá, xoay người đều tạo áp lực lên các dây thần kinh của mẹ, khiến khớp háng bị căng đau. Tình trạng này ngày càng nghiêm trọng khi thai di chuyển xuống đáy tử cung hoặc vào những tuần cuối thai kỳ.
  • Do quá trình chuyển dạ: Trong những tháng cuối, cơ thể của mẹ sẽ tiết hormone relaxin làm mềm, giãn cơ vùng hông chậu giúp chuyển dạ thuận lợi hơn. Các mẹ bầu trong thời gian này có thể cảm thấy đau ở háng, có khi lan lên lưng, vùng bẹn, hai bên hông hay đùi trong.

Làm gì để phòng tránh và chữa đau khớp háng khi có thai

Các cơn đau khớp háng phần lớn là do sự thay đổi của cơ thể mẹ, không có nhiều nguy hiểm đến mức phải can thiệp y khoa. Để giảm những cơn đau khó chịu này, mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Chườm nóng, ngâm chân nước ấm: kích thích tuần hoàn máu, xoa dịu cơn đau.
  • Chườm lạnh: Nếu cơn đau háng khi mang thai kèm theo triệu chứng sưng thì mẹ nên chườm lạnh để giảm sưng giảm đau hiệu quả hơn.
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng: yoga, bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng có tác động tốt tới thắt lưng và khớp háng, thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất.
  • Chú ý bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết.
  • Massage trong thai kỳ để giảm căng thẳng, thư giãn cơ bắp, hạn chế các cơn đau.
  • Dùng quần áo hỗ trợ: dùng quần áo có tính đàn hồi, dây đai đỡ bụng bầu sẽ giúp giảm áp lực lên khu vực xương chậu và các vùng xung quanh, từ đó giảm các cơn đau.

Đau háng khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục 3

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà cơn đau không thuyên giảm trái lại ngày càng nặng thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt hơn. Có thể mẹ sẽ cần đeo đai hỗ trợ, thực hiện vật lý trị liệu hay các bài tập đặc biệt để tăng sức khỏe cho các cơ.

Nhìn chung, đau háng khi mang thai là triệu chứng phổ biến, không có nhiều nguy hiểm. Tuy vậy, nếu cơn đau dai dẳng ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt thường ngày thì mẹ nên đến bệnh viện để được kiểm tra toàn diện nhằm tránh các rủi ro như sinh non, chuyển dạ khó.

Bài viết liên quan