Mẹ và Con - Cúc họa mi được mệnh danh là hoa "báo đông", có hình dáng nhỏ nhắn mang vẻ đẹp tinh khôi. Loài hoa này không chỉ được dùng để làm đẹp không gian mà còn mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe mà hẳn là ít người biết...

Thông tin chung

  • Tên thông thường: Hoa cúc
  • Các tên gọi khác: Cam cúc hoa, hoàng cúc
  • Tên khoa học: Chrysanthemum sinense Sabine
  • Họ: Cúc (Asteraceae)

Cây hoa cúc trắng (Chrysanthemum sinense) là loài cây có tuổi thọ cao, thân mọc thẳng đứng, có thể cao 0,5 – 1,4m, toàn thân có lông trắng mềm. Lá mọc so le, cuống dài 1 – 2,5cm, có lông trắng, phiến lá hình trứng hay hơi thuôn hai đầu tù. Cụm hoa hình đầu, màu trắng hay hơi tía ở phía ngoài, vàng ở giữa, mọc ở đầu cành hay kẽ lá.

Ý nghĩa

Là giống cây thân thảo có bề ngoài mỏng manh, yếu đuối nhưng sức sống của cúc họa mi lại vô cùng mãnh liệt, có thể chống chọi được với nhiều điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Chính vì thế, cúc họa mi có ý nghĩa tượng trưng cho những người luôn cố gắng, nỗ lực hết mình chắc chắn sẽ được hưởng những thành quả tốt đẹp.

Bên cạnh đó, các loài hoa cúc trắng nói riêng thường được dùng để bày tỏ tình cảm của con cái đối với những bậc song thân phụ mẫu, những người đã vì ta mà không ngại gian khổ đến bạc trắng cả mái đầu. Cúc họa mi cũng vậy, là món quà bày tỏ tấm lòng thành kính của con cái đối với những công ơn trời biển của đấng sinh thành.

cúc họa mi vào mùa

Công dụng của hoa cúc họa mi

Giúp giải độc gan

Theo Đông y, hoa cúc có vị ngọt hậu vị hơi đắng, tính hàn. Vì vậy hoa cúc có công dụng tán phong. Giúp thanh nhiệt, giải độc gan tốt. Chính vì vậy dùng cúc phơi khô rồi nấu nước dùng hàng ngày sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể vào mùa nắng nóng. Hỗ trợ gan thải độc.

Dưỡng da

Trong hoa cúc chứa vô số các khoáng chất cần thiết để da phát triển. Chính vì vậy các bạn có thể phơi khô hoa cúc dưới ánh nắng, sau đó nấu nước uống như trà mỗi ngày sẽ giúp làn da mịn màng, hạn chế các quầng thâm ở mắt do thói quen thức khuya và thư giãn các tế bào da do làm việc dưới máy tính quá lâu. 

Bên cạnh đó các bạn có thể dùng nước hoa cúc nấu (hoa cúc khô) để rửa mặt 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ hỗ trợ làm sạch bề mặt da, thanh lọc bụi bẩn bã nhờn sâu bên trong da. Đồng thời giúp kháng khuẩn trên bề mặt da. Bên cạnh đó các bạn có thể dùng 1 nhúm cúc họa mi tươi, xay nhuyễn rồi trộn đều với lòng trắng trứng gà. Sau đó đắp hỗn hợp này lên da (sau khi đã làm sạch da) rồi để yên khoảng 10 phút, tiếp đến các bạn rửa sạch với nước mát là được. Tác dụng chính của mặt nạ hoa cúc này là cung cấp độ ẩm, làm dịu mẩn đỏ trên da.

Giúp lưu thông máu

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần có trong cúc sẽ hỗ trợ lưu thông máu, khí huyết. Rất tốt cho việc thư giãn, giảm stress sau căng thẳng mệt mỏi của một ngày dài làm việc. Lưu thông máu cũng giúp da hồng hào và mịn màng hơn.

Bạn chỉ cần xả vào bồn nước một lượng nước nóng vừa đủ, sau đó các bạn cho những hoa cúc họa mi tươi vào bồn trước khi tắm khoảng 20 phút để tinh chất trong cúc hòa tan vào nước. Tiếp đến các bạn ngâm mình vào bồn tắm để thư giãn. Với cách làm này các bạn nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần.

công dụng cúc họa mi

Làm sạch da, giảm dị ứng

Làn da nếu không được làm sạch thường xuyên sẽ dễ dẫn đến tình trạng mụn, sạm da… Để làm sạch da từ thiên nhiên các bạn có thể dùng hoa cúc kết hợp cùng nguyên liệu khác để tạo thành một công thức chăm da an toàn. Bạn kết hợp 100gr hoa cúc, 1 nhúm lá hương thảo cho vào một ly nước sôi để nguội để tinh chất hòa tan vào nước. Bạn dùng dung dịch này rửa sạch nhẹ nhàng vùng trán, mặt, cổ… 

Công thức này không chỉ dùng làm sạch da mà còn hỗ trợ giảm kích ứng da nhanh chóng, đặc biệt là da đang bị kích ứng bởi tác động của môi trường.

Giảm viêm, trị mụn cho da

Bên cạnh những công dụng làm đẹp da trên, cúc họa mi còn được dùng để điều trị tình trạng viêm, mụn cho da. Các hoạt chất có trong hoa cúc sẽ giúp điều trị các vết thương nhỏ, giúp vết thương nhanh lành hơn. Đồng thời làm giảm đau nhức, vết sưng tấy hay bầm tím trên da.

Các loại rượu được chiết xuất từ bông cúc có thể điều trị mụn trứng cá, giúp làm sạch khoang miệng nên bạn có thể dùng như một loại nước súc miệng thảo dược trị đau họng và viêm miệng. Bên cạnh đó, lá hoa cúc có thể hỗ trợ chứng loét miệng nếu nhai thường xuyên.

Sử dụng hoa cúc trong đời sống

Thông thường các loại hoa cúc thường dùng để ướp vào trà và cho ra thành phẩm là trà hoa cúc, khi uống sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Có nhiều cách phối hợp với trà hoa cúc như: mật ong, atiso, mứt trái cây, cam thảo…

Một trong những cách pha trà hoa cúc đơn giản và nhanh nhất là dùng 2 muỗng hoa cúc khô rồi cho vào 1 chén nước nóng, ngâm khoảng 10 phút sau đó vớt ra. Thế là bạn đã có ngay một tách trà hoa cúc thơm ngon rồi đấy. Các bạn nên chia trà hoa cúc thành 3 ly nhỏ rồi dùng mỗi ngày, như vậy sẽ phát huy công dụng của trà hoa cúc.

Bên cạnh đó, lá của hoa cúc cũng có thể dùng để kích thích sự hấp thu dưỡng chất nhờ vào vị đắng. Lá hoa hay nụ, cánh đều có vị khá ngon và được dùng kèm với nhiều món ăn. Lá của cúc họa mi có thể dùng làm món xà lách trộn và ăn kèm với nhiều loại lá khác như: bồ công anh, lá me đất… mang hương vị rất đặc biệt. Bạn cũng có thể dùng hoa cúc với rau củ, thịt… có thể đem nường cùng. Nhiều nơi hoa cúc có thể làm giấm hay chế biến thành nước sốt. Không những vậy, nhiều đầu bếp còn dùng hoa cúc để trang trí các món ăn như bánh mì hoa cúc…

tác dụng cúc họa mi

Lưu ý khi dùng hoa cúc

Tuy rằng hoa cúc là loại thảo dược thiên nhiên nên hoàn toàn an toàn cho cơ thể, tuy nhiên các thành phần trong hoa cúc họa mi vẫn có thể gây một vài dị ứng cho cơ thể. Đặc biệt là những cơ thể nhạy cảm hay cơ thể đang bị dị ứng với hoa cúc.

Hy vọng với những thông tin trên đây các bạn sẽ hiểu thêm công dụng của cúc họa mi, từ đó sẽ có cách dùng đúng để tránh lãng phí loài hoa tinh khôi này nhé!

Bài viết liên quan