Mẹ và Con - Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn phương pháp lưu trữ tế bào gốc cho trẻ sơ sinh như một tấm thẻ bảo hiểm sinh học trọn đời cho trẻ. Liệu thật sự có nên lưu trữ tế bào gốc cho trẻ hay không?

Tế bào gốc được biết đến là một loại tế bào đa năng, có khả năng nhân bản và biệt hóa thành các loại tế bào khác. Do đó, nhiều phụ huynh mong muốn lưu trữ tế bào gốc để có thể phòng ngừa các trường hợp cần sử dụng tế bào gốc để điều trị bệnh.

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là các loại tế bào lấy từ cơ thể, có thể tăng sinh, biệt hóa thành các tế bào khác trong cơ thể để cơ thể phát triển hoàn thiện hoặc thay thế cho các tế bào cũ bị khiếm khuyết, điều trị bệnh do các mô và cơ quan trong cơ thể bị hư hỏng.

Tế bào gốc có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như lấy từ phôi nang, từ máu cuống rốn hoặc từ mô cuống rốn của trẻ sơ sinh, lấy từ tủy xương, mạch máu, mô mỡ, ruột, tinh hoàn,… của người trưởng thành. 

Có thể phân loại thành các nhóm như sau:

  • Các loại tế bào gốc theo nguồn gốc: Tế bào gốc phôi, tế bào gốc nhũ nhi, tế bào gốc trưởng thành, tế bào gốc đa năng cảm ứng.
  • Các loại tế bào gốc theo tiềm năng biệt hóa: Tế bào gốc toàn năng, tế bào gốc vạn năng, tế bào gốc đa năng, tế bào gốc đa năng giới hạn.

Tế bào gốc là gì

Tế bào gốc chữa được những bệnh gì?

Việc lưu trữ tế bào gốc được nhiều bố mẹ yêu thích do vai trò của tế bào gốc có thể giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Như vậy, trong tương lai, nếu trẻ hoặc người thân trong gia đình gặp phải các bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị bằng tế bào gốc thì sẽ có sẵn nguồn tương thích.

Tế bào gốc do được lấy từ chính bên trong cơ thể của trẻ nên khả năng tương thích cao, phù hợp trong việc sử dụng để điều trị bệnh.

Hiện nay, tế bào gốc đang được nghiên cứu, ứng dụng và điều trị đa dạng các loại bệnh lý như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh lupus ban đỏ
  • Tổn thương tủy sống
  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh Alzheimer
  • Đột quỵ
  • Bỏng
  • Bệnh lý tim mạch
  • Xơ gan
  • Viêm xương khớp
  • Đa u tủy
  • Ung thư 

Lưu trữ tế bào gốc là gì?

Lưu trữ tế bào gốc là quy trình thu thập, xử lý các mẫu tế bào gốc và sau đó chuyển đến cơ sở lưu trữ. Các mẫu tế bào gốc sẽ được giữ trong phòng đông lạnh, tiệt trùng và khép kín, đảm bảo an toàn cho mẫu tế bào gốc được thu thập. Trong tương lai, bất cứ khi nào trẻ hoặc người thân cần điều trị bệnh thì hoàn toàn có thể lấy tết bào gốc đã lưu trữ. 

Thông thường, tế bào gốc được lựa chọn để lưu trữ là tế bào gốc được lấy từ máu và mô cuống rốn của trẻ. Các tế bào này còn rất non trẻ, ít bị tác động bởi môi trường, hạn chế tối đa khả năng biến đổi. Việc xử lý và lưu trữ sẽ dễ dàng hơn.

Lưu trữ tế bào gốc

Có nên lưu trữ tế bào gốc cho trẻ sơ sinh hay không?

Hiện nay, phương pháp lưu trữ tế bào gốc cho trẻ ngay từ khi con chào đời được rất nhiều bố mẹ lựa chọn và áp dụng. Lợi ích của việc lưu trữ tế bào gốc sẽ giúp trẻ đảm bảo sức khỏe trong tương lai.

  • Tế bào gốc có khả năng sử dụng để điều trị bệnh cho cho đứa trẻ đó trong suốt cuộc đời.
  • Lưu trữ tế bào gốc còn có thể sử dụng để điều trị bệnh cho người nhà của trẻ (bố mẹ, ông bà, anh chị em,…).
  • Tế bào gốc trong một số trường hợp còn có thể điều trị cho cộng đồng nếu có chỉ số sinh học phù hợp.

Có thể nói, việc lưu trữ tế bào gốc mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho trẻ sơ sinh, gia đình và cộng đồng. Do đó, nếu có đủ điều kiện, bố mẹ nên đăng ký lưu trữ tế bào gốc cho trẻ, như một hình thức mua “bảo hiểm trọn đời” cho con ngay từ những ngày đầu tiên con chào đời.

Một số câu hỏi liên quan đến lưu trữ tế bào gốc

Lưu trữ tế bào gốc có nguy hiểm với sức khỏe người mẹ hoặc thai nhi?

Câu trả lời là không. Trẻ sơ sinh sau khi chào đời trong vài ngày đầu sẽ được thu thập máu và dây rốn, sau đó tiến hành xử lý và thu thập mẫu tế bào gốc để lưu trữ. Quy trình này diễn ra nhanh chóng và không gây đau hoặc nguy hiểm đối với cả mẹ và bé.

phương pháp Lưu trữ tế bào gốc

Chi phí lưu trữ tế bào gốc là bao nhiêu?

Tại các ngân hàng lưu trữ tế bào gốc có các gói dịch vụ lưu trữ với mức phí khác nhau. Tùy theo thời gian lưu trữ và số lượng mẫu mà chi phí này sẽ có sự thay đổi. Chẳng hạn như mức giá lưu trữ tế bào gốc 1 mẫu trong 1 năm sẽ khoảng từ 5.000.000 – 7.000.000 VNĐ còn 2 mẫu sẽ là 10.000.000 VNĐ. 

Thời gian lưu trữ càng lâu và số mẫu càng nhiều thì chi phí để lưu trữ sẽ càng tăng cao, có thể lên đến 100.000.000 VNĐ.

Ngoài ra, chi phí này còn tùy thuộc vào ngân hàng lưu trữ mà bạn lựa chọn. Tuy nhiên hiện nay giá lưu trữ tại các ngân hàng lưu trữ không quá chênh lệch nhau. Bạn có thể liên hệ tư vấn trước khi quyết định đăng ký lưu trữ.

Tế bào gốc lưu trữ được dùng trong những trường hợp nào?

Bất cứ khi nào trẻ hoặc người thân cần tế bào gốc để điều trị thì đều có thể liên hệ với ngân hàng lưu trữ để có thể sử dụng. Việc sử dụng tế bào gốc đã lưu trữ không cần phải đặt lịch trước với ngân hàng lưu trữ.

kỹ thuật lưu trữ tế bào gốc

Nhìn chung, việc lưu trữ tế bào gốc sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ và những người thân trong gia đình. Bố mẹ nếu có điều kiện nên đăng ký lưu trữ cho trẻ nhé!

Bài viết liên quan