Khi mang thai, cơ thể người mẹ chịu nhiều sự thay đổi. Đặc biệt, vùng kín là một trong những bộ phận chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Có bầu vùng kín thay đổi như thế nào? Chăm sóc vùng kín như thế nào trong suốt thai kỳ? Hãy cùng các chuyên gia đến từ Tạp chí Mẹ và Con giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!
Có bầu vùng kín thay đổi như thế nào?
Những thay đổi của vùng kín trong quá trình mang thai luôn là điều khó nói của chị em phụ nữ. Trong suốt thai kỳ, vùng kín của người phụ nữ sẽ có những thay đổi cụ thể như:
Có thể tiết dịch nhiều hơn
Khi mang thai, lượng hormone estrogen và progesterone tăng cao cùng với sự tăng thể tích máu đã góp phần gây ra tình trạng tiết dịch nhiều ở phụ nữ mang thai. Khí hư khi mang thai thường có màu trắng trong hoặc trắng đục, không có mùi hôi hoặc mùi nhẹ. Trong trường hợp khí hư từ âm đạo làm bạn khó chịu, hãy sử dụng băng vệ sinh hằng ngày.
Âm đạo bị sưng và sẫm màu
Lượng máu tuần hoàn trong cơ thể tăng hơn 50% so với bình thường trong suốt thai kỳ để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Điều này dẫn đến môi âm hộ và âm đạo có vẻ sưng lên. Ngoài ra, những thay đổi liên tục liên quan tới hormone và lưu thông máu cũng làm âm đạo bị thâm và chuyển xanh.
Việc sưng âm đạo nếu kèm theo các biểu hiện như đỏ, khô rát và ngứa thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Vì đó có thể là triệu chứng viêm nhiễm âm đạo.
Chảy máu âm đạo khi mang thai
Nhiều mẹ bầu khá lo lắng khi bị chảy máu âm đạo. Đây là hiện tượng rất bình thường, nhất là trong tam cá nguyệt thứ nhất, âm đạo có thể ra máu do sự đậu trứng trên thành tử cung hoặc do tăng thể tích máu.
Tuy nhiên, ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bạn cần đi khám ngay nếu âm đạo ra máu. Vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng nguy hiểm như nhau bong non, cổ tử cung mở sớm, có dấu hiệu sinh non hoặc vỡ tử cung. Ngoài ra, khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ, bạn có thể thấy khí hư trộn lẫn với một chất nhầy màu hồng .
Giãn tĩnh mạch ở âm đạo
Có khoảng 20% bà bầu gặp tình trạng giãn tĩnh mạch âm đạo. Triệu chứng đặc trưng là tĩnh mạch ở môi lớn, môi bé hoặc ở vùng cận bị giãn phồng ra và có hình dạng như con sâu, có màu hơi xanh và gây khó chịu.
Nguyên nhân là do lượng máu tăng lên nhưng tốc độ chảy máu từ chi dưới giảm xuống. Đa phần tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh. Để khắc phục tạm thời, bạn có thể chườm lạnh, tắm nước ấm, nằm nghiêng trái và nâng cao chân lên khi nằm.
Âm đạo có thể dài và rộng hơn khi mang thai
Có bầu vùng kín thay đổi như thế nào? Âm đạo bị sưng, đau nhức trong thai kỳ là điều mà hầu như ai cũng biết. Song, ít ai hay rằng chiều dài của vùng kín cũng có sự gia tăng.
Bởi vì các mô xung quanh âm đạo trở nên lỏng và mềm hơn nên chiều dài cũng tăng lên. Ngoài ra, âm đạo cũng có thể mở rộng hơn một chút để chuẩn bị cho việc sinh nở.
Âm đạo dễ bị viêm nhiễm, nấm ngứa khi mang thai
Sự mất cân bằng độ pH trong cơ thể do những thay đổi về hormone khi mang thai khiến âm đạo dễ bị viêm nhiễm, nấm ngứa. Cụ thể:
- Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai: Dịch âm đạo là môi trường lý tưởng để men nấm phát triển. Một số các triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo thường là âm đạo ngứa, khô, rát và khí hư có mùi hôi. Nhiễm nấm âm đạo sẽ không gây hại đến thai nhi nhưng có thể khiến mẹ bầu khó chịu.
- Nhiễm khuẩn âm đạo: Có khoảng 10 đến 30% bà bầu mắc chứng nhiễm khuẩn âm đạo. Triệu chứng chủ yếu là khí hư có màu xám và có mùi tanh. Nếu không điều trị sớm thì sẽ có nguy cơ sinh non, con sinh ra bị nhẹ cân hoặc thậm chí bị sảy thai.
- Viêm âm đạo Trichomoniasis: Nguyên nhân là do quan hệ với người nhiễm bệnh lây qua đường tình dục. Triệu chứng thường là khí hư có màu vàng xanh, có mùi, âm đạo ngứa và đỏ tấy, gây đau đớn trong khi tiểu hay quan hệ tình dục. Viêm âm đạo Trichomoniasis khi mang thai có thể gây ra những biến chứng thai kỳ như ối vỡ sớm và sinh non.
Cách chăm sóc vùng kín khi mang thai
Vậy là chúng ta đã tìm ra được câu trả lời cho vấn đề có bầu vùng kín thay đổi như thế nào. Để hạn chế tối đa tình trạng bị tổn thương, viêm nhiễm này, cần lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc “cô bé”. Chẳng hạn như:
- Trong quá trình vệ sinh vùng kín, tuyệt đối không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo vì thụt rửa có thể làm mất đi các vi khuẩn có lợi bảo vệ âm đạo.
- Nên thường xuyên “dọn cỏ” cho vùng kín, đặc biệt là trước ngày sinh để ngăn chặn tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào trong vùng kín.
- Nên đến gặp bác sĩ nếu mẹ không biết có bầu vùng kín thay đổi như thế nào để được tư vấn cụ thể.
Sự thay đổi ở vùng kín khi mang thai có ảnh hưởng đến chuyện chăn gối?
Nhìn chung, sự thay đổi ở vùng kín trong thai kỳ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ân ái giữa mẹ bầu và người bạn đời của mình. Mẹ bầu có thể tham khảo một số tư thế “yêu” an toàn trong những ngày thai nghén.
Nhưng nếu mẹ bầu đang bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, âm đạo đau rát, tổn thương thì tuyệt đối không được quan hệ tình dục. Thêm nữa, khuyến khích sử dụng bao cao su để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục làm ảnh hưởng tới thai nhi.
Những thay đổi ở vùng kín sau khi sinh
Sau sinh, âm đạo có thể sưng, đau và thâm tím khiến việc đi tiểu trở nên khó khăn hơn. Phần lớn những triệu chứng trên sẽ biến mất sau vài tuần sinh. Tuy nhiên, có thể mất nhiều thời gian hơn để làm lành âm đạo bị rách khi sinh hoặc cắt tầng sinh môn trong lúc sanh.
Nội tiết tố nữ estrogen sẽ thấp hơn bình thường với những phụ nữ đang cho con bú. Vì để sản sinh ra sữa thì một số hormone đã ức chế quá trình sản xuất estrogen làm khô âm đạo sau sinh. Bạn có thể sử dụng các loại dầu bôi trơn với thành phần chính là nước hoặc những loại sữa dưỡng ẩm tự nhiên để làm giảm nhẹ các triệu chứng như đau khi quan hệ tình dục, ngứa và khô rát âm đạo. Sau khi ngừng cho con bú thì lượng estrogen sẽ trở lại bình thường.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi có bầu vùng kín thay đổi như thế nào. Sự phát triển của con yêu kéo theo những thay đổi trong cơ thể người mẹ. Những thay đổi này sẽ hết sau một thời gian khi sinh nên mẹ không cần quá lo lắng. Hãy chăm sóc thật tốt cho cơ thể và vùng kín để mẹ và bé luôn khỏe khoắn trong suốt thai kỳ nhé!