Mẹ và Con - Một trong những rắc rối phổ biến ở mọi lứa tuổi, gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày chính là chứng mất ngủ. Không chỉ khiến bạn kém tập trung, lờ đờ, uể oải, mất ngủ kéo dài còn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể như sau:

Bạn trằn trọc, thao thức cả đêm nhưng mãi vẫn không thể chìm vào giấc ngủ? Rất có thể bạn đã mắc chứng mất ngủ rồi đấy. Không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, mất ngủ còn thể gây nên những tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn. Cụ thể như thế nào, cùng tìm hiểu với Mẹ và Con nhé! 

chứng mất ngủ 1

Điều gì xảy ra nếu bạn thường xuyên mất ngủ?

Ngủ không đủ giấc có thể làm giảm ham muốn tình dục, khiến hệ thống miễn dịch suy yếu, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và gây ra hàng loạt vấn đề khác. Cụ thể, một số ảnh hưởng về sức khỏe mà bạn có thể mắc phải khi bị mất ngủ bao gồm:

Dễ bị bệnh hơn

Mất ngủ làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể và khiến bạn không đủ khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Người thường xuyên mất ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ dễ mắc các bệnh vặt như cảm lạnh, cảm cúm hơn so với những người bình thường khác. Do đó, bạn cần phải cải thiện chất lượng giấc ngủ và bổ sung các dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hội chứng mất ngủ có thể khiến bạn ngủ ít hơn, dưới 5 giờ mỗi đêm. Và theo các nghiên cứu được công bố gần đây, việc ngủ quá ít hoặc quá nhiều (trên 9 giờ mỗi đêm) đều có thể gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, những người thường xuyên ngủ quá ít sẽ rất dễ mắc bệnh tim mạch vành và có nguy cơ đột quỵ cao hơn gấp nhiều lần.

Nguy cơ ung thư tăng cao

Theo báo cáo của American Academy of Sleep Medicine, những người thường xuyên mắc chứng mất ngủ, có giấc ngủ ngắn sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt cao hơn. Cũng theo nghiên cứu này, những người ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm thuộc nhóm có tỷ lệ mắc bệnh ung thư thấp nhất. Vì thế, hãy cố gắng áp dụng các biện pháp chữa mất ngủ để có thể bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn, bạn nhé!

hậu quả chứng mất ngủ

Khả năng tư duy kém

Hội chứng mất ngủ có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng lập luận, suy nghĩ của bạn. Thiếu ngủ dù chỉ một đêm cũng có thể khiến bạn không tỉnh táo, khó tập trung cao độ trong học tập và làm việc, ảnh hưởng đến năng suất.

Cụ thể, trong một nghiên cứu về sự liên quan giữa khả năng suy nghĩ và giấc ngủ được công bố bởi Experimental Brain Research, một nhóm gồm 18 người đàn ông được giao một nhiệm vụ phải hoàn thành. Nhiệm vụ đầu tiên đã được hoàn thành sau một đêm ngủ đủ giấc. Nhiệm vụ tiếp theo được thực hiện sau khi họ mất ngủ một đêm.

Lúc này, các chức năng của não bao gồm trí nhớ, khả năng suy luận, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề trở nên kém hơn. Từ đó có thể thấy được, chứng mất ngủ có thể ảnh hưởng xấu đối với khả năng suy luận của bạn. 

Trí nhớ kém hơn

Người gặp chứng mất ngủ sẽ có khả năng học tập, ghi nhớ kém hơn, thường xuyên rơi vào trạng thái nhớ – quên lẫn lộn. 

Trong lúc bạn chìm vào giấc ngủ, não bộ sẽ bắt đầu thực hiện việc tổng hợp, xử lý và ghi nhớ các thông tin mà bạn gặp, học trong ngày. Vì thế, nếu bạn thiếu ngủ hoặc không ngủ, não bộ sẽ không có cơ hội hoạt động chức năng này để chuyển thông tin vào “bộ nhớ”, khiến bạn dễ quên hơn.

Giảm ham muốn tình dục  

Người mắc chứng mất ngủ thường có nhu cầu “yêu” thấp hơn nhiều lần so với những người ngủ đủ giấc. Trong một nghiên cứu gần đây, những người đàn ông trẻ bị mất ngủ trong khoảng thời gian một tuần có lượng testosterone giảm mạnh. Cụ thể, việc ngủ ít hơn 5 giờ/đêm sẽ làm giảm lượng hormone sinh dục từ 10-15%.

Bên cạnh đó, chứng mất ngủ cũng khiến bạn dễ mệt mỏi, uể oải và không vui, từ đó không có hứng thú với việc quan hệ tình dục.

Giảm ham muốn với chứng mất ngủ

Tăng cân không kiểm soát

Thiếu ngủ, mắc chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ sẽ làm tăng lượng hormone Ghrelin và Leptin – 2 loại hormone kích thích cảm giác thèm ăn, tăng quá trình sản xuất chất béo và khiến bạn tăng cân mất kiểm soát.

Càng ngủ ít bao nhiêu thì cảm giác thèm ăn của bạn càng tăng cao bấy nhiêu và gây khó khăn cho bạn trong việc kiểm soát cân nặng của mình.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn

Không chỉ gây tăng cân, hội chứng mất ngủ, ngủ không đủ giấc còn khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn bình thường. 

Theo công bố đến từ các nhà khoa học thuộc đại học Boston (Mỹ), việc thiếu ngủ hoặc mắc chứng mất ngủ có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học. Điều này khiến chu kỳ ngủ-thức tự nhiên của cơ thể cũng bị ảnh hưởng, từ đó gây nên những tác động xấu đối với cơ thể. 

Cụ thể, lúc này hàm lượng hormone cortisol sẽ tăng cao, khiến bạn dễ cảm thấy stress và gây ra tình trạng mất cân bằng lượng đường bên trong cơ thể. Hơn nữa, mất ngủ thường xuyên còn khiến hệ thần kinh bị rối loạn, làm cho hormone kiểm soát đường huyết trong cơ thể bị mất cân bằng.

Nguy cơ bị tai nạn cao

Hội chứng mất ngủ có thể khiến bạn khó có thể tỉnh táo vào ngày hôm sau. Bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, từ đó tăng nguy cơ gặp các tai nạn, chấn thương, đặc biệt là khi đang lái xe hoặc khi thực hiện các công việc cần độ tập trung cao.

Ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bạn

Mọi nỗ lực chăm sóc da của bạn đều trở nên vô nghĩa nếu bạn thường xuyên ngủ muộn hoặc chẳng may gặp chứng mất ngủ. Những người ngủ ít hơn 7-8 tiếng/ngày thường có làn da không đều màu, nhiều nếp nhăn, da chùng nhão rõ rệt hơn.

Điều trị chứng mất ngủ như thế nào?

Giải quyết chứng mất ngủ

Chứng mất ngủ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn hơn những gì bạn đang nghĩ. Và để có một giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn, bạn có thể thực hiện một số biện pháp điều trị rối loạn giấc ngủ như:

  • Ăn các loại thức ăn bổ dưỡng: Bột yến mạch, mật ong pha nước ấm, trà hoa cúc, thịt gà,… có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Vệ sinh giấc ngủ (Sleep hygiene): Nếu rơi vào hội chứng mất ngủ, bạn có thể vệ sinh giấc ngủ bằng cách không ăn nhiều 1 giờ trước khi ngủ, tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh mát mẻ, không sử dụng các chất kích thích sát giờ ngủ, massage chân hoặc ngâm chân với nước ấm… 
  • Tập thể dục: Thường xuyên tập thể dục và có một vài động tác vận động nhẹ nhàng trước giờ đi ngủ cũng giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn, đẩy lùi chứng mất ngủ.
  • Liệu pháp tâm lý: Ngồi thiền, tập yoga, tập dưỡng sinh… hay đơn giản là nghe một bản nhạc yêu thích sẽ giúp cơ thể của bạn được thư giãn, thả lỏng, từ đó ngủ ngon hơn.
  • Điều trị bằng thuốc: Nếu mắc hội chứng mất ngủ kéo dài, bạn có thể cân nhắc đến việc điều trị mất ngủ bằng các loại thuốc Đông và Tây y. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên tự mua thuốc uống mà cần trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn thuốc phù hợp. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc điều trị chứng mất ngủ có thể để lại một số hậu quả nhất định, nên cần được giám sát chặt chẽ.

Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày là cách hữu hiệu để cải thiện sức khỏe. Vì vậy, nếu rơi vào hội chứng mất ngủ, bạn hãy cố gắng để điều trị càng sớm càng tốt, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Bài viết liên quan