Mẹ&Con - Hải sản là thực phẩm rất có ích cho quá trình phát triển của trẻ. Nhưng nếu lạm dụng, thì hậu quả với trẻ rất khó lường. Đặc biệt, với những trẻ có cơ địa dị ứng thì khi ăn vào sẽ bị sốc phản vệ, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Khi cho con ăn hải sản các mẹ phải thuộc nằm lòng 5 điều hữu ích này Cho con ăn hải sản đúng cách Lưu ý quan trọng khi cho bé ăn thủy hải sản

Nghe bác sĩ bảo cho con ăn hải sản sẽ cung cấp một lượng lớn canxi, giúp trẻ chắc xương, cao lớn, không ít bà mẹ không ngừng ép trẻ mỗi ngày phải ăn một con cua. Rồi thì cá thu, cá hồi, tôm, tép, nghêu, sò… đủ cả. 

Tuy nhiên, cho con ăn hải sản thế nào đúng cách, tránh cho trẻ nguy cơ ngộ độc từ hải sản thì không phải bà mẹ nào cũng biết.

Hải sản có tốt cho trẻ không?
Câu trả lời trước tiên là có. Hải sản giống như một “món quà” của biển, bởi chúng rất giàu đạm, giúp đảm bảo cho trẻ có được nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng các chất béo omega 3 không bão hòa trong hải sản nhiều hơn bất kì trong một loại thực phẩm nào.

Omega 3 giúp tăng cường hệ thống tuần hoàn máu, ngăn chặn sự hình thành huyết khối, giảm nguy cơ mắc bệnh tim cho trẻ sau này. Ngoài ra, có còn giúp giảm các bệnh viêm sưng, hen suyễn, phổi, thấp khớp, vảy nến, nhiễm trùng đường ruột…

Đặc biệt, hải sản cũng giúp cung cấp một nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào. Có thể kể đến như: Iot, sắt, kẽm, photpho, canxi, kali… cần thiết cho tuyến giáp, giúp chữa lành vết thương, giúp xương răng chắc khỏe, hỗ trợ chức năng cơ bắp, hoạt động thần kinh chính xác…

Một bữa ăn nhiều hải sản thay cho thịt, cộng thêm nhiều rau củ sẽ giúp trẻ có được thói quen ăn uống lành mạnh từ bé, giúp bảo vệ toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, cho con ăn hải sản còn được xem là cách giúp não bộ được cung cấp đủ lượng omega 3, tốt cho việc phát triển trí thông minh, trí nhớ.

Những loại hải sản thường được các bà mẹ tìm đến cho con mình là tôm, cua, ốc, nghêu, sò. Có điều kiện hơn thì cho con ăn cả hàu, bào ngư, hải sâm. Độc đáo hơn, một số gia đình có điều kiện kinh tế khá giả còn muốn con mình “nếm” được cả những món giá “cắt cổ” như vi cá, trứng cá hồi.

Cho con ăn hải sản, những điều mẹ không thể không biết 6

Một số bà mẹ, dù con mình mới 5 – 6 tuổi nhưng thấy bé có vẻ… “thờ ơ” với bạn gái, bộ phận sinh dục có vẻ… nhỏ hơn mức mong đợi nên… ép bé ăn hải sản liên miên chỉ nhằm mục đích… bảo đảm cho con lớn lên không bị “nửa nam nửa nữ”, hay không bị… vợ chê!

Cần biết rằng, với cách suy nghĩ hải sản là… thần dược, quá lo xa nhưng lại thiếu kiến thức về dinh dưỡng như thế mẹ có thể hại bé đến mức nguy cấp, nếu ép con ăn hải sản quá thường xuyên, với lượng quá lớn mỗi ngày.

Trẻ nguy cấp chỉ vì… hải sản!
Đã không ít lần, có những phụ huynh đưa con đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, không được bắt mạch, không đo được huyết áp, thở không được, nổi mề đay ngứa toàn thân, mặc hoặc chân tay sưng vù như bị ong đốt. Hỏi trẻ có bị con gì cắn hay ăn phải cái gì không, cha mẹ mới bối rối bảo rằng: “Cháu có ăn gì đâu ạ? Chỉ ăn độ… 3 con cua!”

Hỏi sao cho trẻ ăn nhiều thế? Phụ huynh lại ấp úng bảo: “Cua này mắc lắm, lâu lâu có người đi chơi biển về nên chúng em mới gửi mua được một lần. Ép con ăn nhiều nhiều một chút, để bữa sau không có mà ăn. Ăn cho chắc xương, cứng cáp. Vợ chồng em… thèm dữ lắm mà nhường cho con đấy chứ?” Cha mẹ không hề biết rằng mình đã suýt… giết chết đứa con mới 5 tuổi chỉ vì… cho ăn hải sản.

Hải sản là thực phẩm rất có ích cho quá trình phát triển của trẻ. Nhưng nếu lạm dụng, thì hậu quả với trẻ rất khó lường. Đặc biệt, với những trẻ có cơ địa dị ứng thì khi ăn vào sẽ bị sốc phản vệ, có thể nguy hiểm đến tính mạng trong khi cha mẹ lại không biết, thấy con bị ngứa khi ăn thì chỉ nghĩ là bình thường, vài hôm thì hết chứ có gì đáng sợ?

Vì thế, trước khi cho con ăn hải sản bạn phải hỏi bác sĩ để kiểm tra xem trẻ có bị dị ứng hay không. Nếu không có điều kiện, có thể tự kiểm tra bằng cách cho trẻ ăn bất kì loại hải sản nào cũng chỉ ăn từng ít một. Thấy bé không sao mới được điều chỉnh mức độ lên.

Bạn cần biết rằng, hải sản nằm trong danh mục 20 loại thực phẩm dễ gây dị ứng nhất thế giới. Trẻ em có đến 12,5% bị dị ứng với hải sản. xảy ra các hiện tượng mẩn ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, mắt ngứa, đỏ, tụt huyết áp do mao mạch bị giãn nở. Hen suyễn, khó thở do khí phế quản bị co thắt, nôn mửa…

Mỗi lần cho trẻ ăn hải sản, tuyệt đối không dùng kiểu “đói góp no dồn”, ăn một lần cho thật nhiều để… lần sau không có mà ăn như thế. Vì có những trẻ bình thường không đến nỗi dị ứng nặng, nhưng đến khi bị ép ăn nhiều quá thì cũng xảy ra hiện tượng bất thường.

Trẻ ở tuổi ăn dặm, nên hạn chế cho con ăn hải sản. Chỉ cho ăn thật ít, nghiền nhuyễn để trẻ “làm quen”. Không nên cho trẻ ăn những món quá lạ như vi cá, trứng cá hồi… với ý nghĩ rằng những món này là cao lương mĩ vị, sẽ giúp cho con mình bổ khỏe hơn. 

Cũng tuyệt đối không nên cho trẻ ăn cá sống, kể cả các món sushi của Nhật vì cá là kí chủ trung gian của nhiều giun sán và tích trữ mầm bệnh, sẽ lây cho người.

Chỉ cho trẻ trên 3 tuổi ăn 3 – 4 bữa hải sản trong tuần. Với trẻ dưới độ tuổi đó thì còn phải ít hơn 1 – 2 lần. Khi trẻ có dấu hiệu dị ứng sau khi ăn hải sản, nhưng không quá nặng mà chỉ ngứa, mẩn đỏ thì nên giúp trẻ càng nôn nhanh càng tốt, để loại trừ thức ăn ra khỏi cơ thể. Không tự ý dùng thuốc chống dị ứng mà nên đưa trẻ vào bệnh viện, càng sớm càng tốt.

Tags:

Bài viết liên quan